Đặc Điểm Tâm Lý Lứa Tuổi Tiểu Học Và Lưu Ý Giúp Mẹ Dạy Trẻ

Tâm lý lứa tuổi tiểu học rất quan trọng bởi nó ảnh hưởng tới lối sống của trẻ sau này

Đối tượng của cấp tiểu học là trẻ em từ 6 đến 11 tuổi. Học sinh tiểu học là một thực thể hồn nhiên, ngây thơ và trong sáng. Ở mỗi trẻ em tiềm tàng khả năng phát triển về trí tuệ, lao động, rèn luyện và hoạt động xã hội để đạt một trình độ nhất định về lao động nghề nghiệp, về quan hệ giao lưu và chăm lo cuộc sống cá nhân, gia đình. Bài viết dưới xin chia sẻ những đặc điểm tâm lý lứa tuổi tiểu học giúp mẹ hiểu và dạy trẻ phát triển toàn diện!

Tâm lý lứa tuổi tiểu học với những biểu hiện và đặc điểm quan trọng
Tâm lý lứa tuổi tiểu học với những biểu hiện và đặc điểm quan trọng

Một số đặc điểm trong tâm lý lứa tuổi tiểu học

>>Xem thêm: Dạy Trẻ 7 Tuổi Những Kỹ Năng Sống Cần Thiết Nhất

Đặc điểm tâm lý, biểu hiện đặc trưng của nhân cách học sinh tiểu học là tính hồn nhiên, là khả năng phát triển (đặc điểm nhân cách của học sinh tiểu học).

Học sinh tiểu học có tình cảm hồn nhiên, mang nặng màu sắc cảm tính. Cùng với quá trình học tập và phát triển tâm lý, tình cảm đó được củng cố và phát triển trên cơ sở nhận thức ngày càng đúng đắn hơn, đầy đủ hơn đối tượng và chuẩn mực của các mối quan hệ trong cuộc sống của các em.

1. Tâm lí lứa tuổi tiểu học có nhiều biểu hiện về tình cảm

Học sinh tiểu học dễ cảm xúc trước thế giới. Các em thường biểu hiện cảm xúc trong khi tri giác trực tiếp các sự vật, hiện tượng cụ thể cường độ cảm xúc mạnh mẽ, dễ xúc động, khó kìm hãm và khó làm chủ tình cảm của mình.

Tình cảm của học sinh tiểu học chưa bền vững:

  • Các em thường hay thay đổi tâm trạng, thiên về xúc động, biểu hiện khá mạnh và trong chốc lát sự vui mừng, tự hào, lo sợ, hờn giận.

  • Tóm lại, các em ở tuổi này giàu cảm xúc, nhiều tình cảm mới được hình thành nhưng chưa bền vững.

2. Đặc điểm ý chí của trẻ trong tâm lý lứa tiểu học

Học sinh tiểu học chưa có khả năng tự lập chương trình hành động, do ý chí chưa được phát triển đầy đủ. Các phẩm chất ý chí như: Tính độc lập, tính kìm chế và tự chủ còn thấp.

Trẻ dễ bắt chước hành động của người khác, kể cả những hành động vượt quá sức trẻ, đôi lúc tính bột phát, ngẫu nhiên được thể hiện trong hành động của trẻ. Ở học sinh tiểu học, chú ý không chủ định còn giữ vai trò chính, sức tập trung chú ý chưa cao, chú ý chưa bền vững.

3. Đặc điểm hoạt động nhận thức của học sinh tiểu học

Ở lứa tuổi này rất hồn nhiên, ham tìm tòi, khám phá cái mới, điều này nói lên trí tuệ của các em đang phát triển. Trẻ đang mong muốn nhận thức của học sinh cấp 1 thiên nặng về nhận thức cảm tính. Tức là nhìn nhận sự việc, hiện tượng trước mắt chứ chưa nhìn nhận được mọi sự vật, hiện tượng bên trong.

Ở tuổi này học tập cũng đã trở thành hoạt động chủ đạo, nhưng các em say mê học tập. Chưa phải vì nó nhận thức được trách nhiệm đối với xã hội mà chủ yếu vì những động cơ mang ý nghĩa tình cảm.

Ví dụ: trẻ học được nhiều điểm tốt, được thầy cô, bố mẹ khen, bạn mến,.. Về mặt hành động các em rất hiếu động, ở độ tuổi này bắt đầu phát triển nhận thức lý tính tức là phát triển những tư duy mới.

4. Đặc điểm trí nhớ trong tâm lý lứa tuổi tiểu học

Tâm lý lứa tuổi tiểu học rất quan trọng bởi nó ảnh hưởng tới lối sống của trẻ sau này
Tâm lý lứa tuổi tiểu học rất quan trọng bởi nó ảnh hưởng tới lối sống của trẻ sau này

>>Xem thêm: 3 Cách Dạy Con Nhẹ Nhàng Nhưng Thực Sự Hiệu Quả

Trí nhớ của các em được xây dựng trên cơ sở mới của quá trình học tập, được điều khiển một cách có ý thức. Trí nhớ được thay đổi phù hợp với sự thay đổi của hoạt động chủ đạo. Vì thế, trí nhớ trở thành điều kiện, đồng thời là kết quả của quá trình học tập.

Do ảnh hưởng học tập, trí nhớ của học sinh tiểu học được phát triển theo hai hướng:

  • Tăng cường vai trò của ghi nhớ có ý nghĩa và ghi nhớ từ ngữ logic so với ghi nhớ trực quan hình tượng.

  • Trẻ có khả năng điều khiển một cách có ý thức trí nhớ của mình cũng như điều chỉnh sự nhận lại và nhớ lại một cách có chủ định.

Lưu ý giúp mẹ hiểu được tâm lý lứa tuổi tiểu học để dạy con phát triển

Mẹ và thầy cô phải tạo điều kiện giúp đỡ trẻ phát huy những khả năng tích cực của các em trong công việc gia đình, quan hệ xã hội và đặc biệt là trong học tập. Thu hút trẻ bằng các hoạt động mới, mang màu sắc, tích chất đặc biệt khác lạ so với bình thường, khi đó sẽ kích thích tri giác tích cực và chính xác.

Việc giáo dục tình cảm cho học sinh tiểu học cần ở nhà giáo dục sự khéo léo, tế nhị khi tác động đến các em. Nên dẫn dắt các em đi từ hình ảnh trực quan sinh động, hấp dẫn.

Đặc biệt phải luôn chú ý củng cố tình cảm cho các em thông qua các hoạt động cụ thể như trò chơi nhập vai, đóng các tình huống cụ thể, các hoạt động tập thể ở trường lớp, khu dân cư,…

Hiểu được những điều này mà cha mẹ hay thầy cô giáo tuyệt đối không được “chụp mũ” nhân cách của trẻ. Trái lại phải dùng những lời lẽ nhẹ nhàng mang tính gợi mở và chờ đợi, phải hướng trẻ đến với những hình mẫu nhân cách tốt đẹp mà không đâu xa. Chính cha mẹ và thầy cô là những hình mẫu nhân cách ấy. Chúc các mẹ hiểu và luôn đồng hành cùng quá trình phát triển của con trong ngưỡng cửa đầu đời tiểu học này!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *