Chứng sợ đám đông là một dạng rối loạn lo âu, và có cảm giác khó khăn trong bất kỳ nơi công cộng, đặc biệt là nơi có nhiều người tụ tập. Chứng sợ đám đông hạn chế trẻ giao tiếp và giao lưu với mọi người xung quanh. Vậy nguyên nhân vì sao trẻ lại mắc chứng sợ đám đông và có cách gì để giúp trẻ tự tin hơn hay không. Mời bạn tham khảo qua bài viết dưới đây
Chứng sợ đám đông ở trẻ là gì?

Chứng sợ đám đông là một dạng rối loạn lo âu ở trẻ. Được đặc trưng bởi hành vi né tránh những tình huống đáng sợ. Trẻ ám ảnh sợ hãi quá mức và luôn luôn lo lắng sẽ xuất hiện cảm giác hoảng loạn. Trẻ sợ ở nhà một mình và khi ra khỏi nhà gặp đám đông có thể cảm thấy lo lắng, hoảng sợ.
Nguyên nhân
-
Do tình trạng sức khỏe, di truyền, tính khí, áp lực từ môi trường sống
-
Đã trải qua một hay nhiều cơn hoảng loạn, từ đó trẻ luôn cố tránh những nơi mà chúng cho rằng sẽ có khả năng lặp lại tình huống đó
-
Trải qua những sự kiện gây ám ảnh trong đời như: bị lạm dụng, cha mẹ qua đời, bị người khác đánh đập…
Các dấu hiệu điển hình của chứng sợ đám đông ở trẻ:
-
Trẻ sợ ở một mình hay sợ những nơi đông người
-
Lo sợ mất kiểm soát ở nơi công cộng
-
Cảm giác bất lực, mắc kẹt, luôn phụ thuộc vào người khác
-
Xuất hiện các triệu chứng cơ thể để né tránh như đau đầu, đau bụng….
>>Xem Thêm:Trẻ Nhút Nhát Thiếu Tự Tin Bố Mẹ Không Nên Phớt Lờ
Điều trị – can thiệp chứng sợ đám đông ở trẻ
Can thiệp tâm lý – Sử dụng liệu pháp nhận thức hành vi
Đây là liệu pháp điều trị tâm lý được sử dụng phổ biến. Chủ yếu tập trung can thiếp vào phần nhận thức và hành vi của trẻ:
Phần nhận thức liên quan đến việc học tập thêm về hội chứng sợ đám đông. Tìm hiểu những yếu tố khiến trẻ hoảng loạn và làm thế nào để kiểm soát chúng
Phần hành vi liên quan đến việc thay đổi hành vị không mong muốn, tránh né đám đông. Thông qua việc cho trẻ tiếp xúc dần với yếu tố gây lo sợ. Liệu pháp này giúp trẻ đối mặt an toàn với các tác nhân khiến trẻ sợ hãi và lo lắng. Trẻ càng bước vào được những nơi đang sợ và nhận ra đang ổn, thì nỗi sợ hãi lo lắng sẽ giảm bớt.
Điều trị bằng chế độ dinh dưỡng đặc biêt
Chế độ dinh dưỡng và một số thảo dược có tác dụng làm dịu và phòng ngừa lo âu. Ba mẹ nên tìm hiểu và tham khảo ý kiến từ các chuyên gia dinh dưỡng và tâm lý. Để có thể nắm bắt đươc những thông tin cần thiết. Về các loại thực phầm tốt nhất dành cho trẻ mắc chứng sợ đám đông.
Làm gì để hỗ trợ trẻ
Sợ đám đông luôn khiến trẻ phải sống trong lo lắng, sợ hãi và cảm nhận cuộc sống vô cùng khó khăn. Nếu được đáp ứng chương trình điều trị bài bản. Trẻ có thể vượt qua rối loạn này hoặc có thể quản lý nó một cách hiệu quả để không còn sợ hãi khi đối mặt với nó. Ba mẹ người thân có thể giúp trẻ với các phương pháp sau:
Khuyến khích trẻ không né tránh những tình huống đáng sợ

Ba mẹ có thể dẫn trẻ đi nhiều nơi, bắt đầu từ những nơi thoáng. Ít người rồi dần dần thay đổi địa điểm sang những nơi đông người. Kết hợp vào đó, khi đưa trẻ đi, bố mẹ ở bên cạnh trẻ, luôn động viên và giúp trẻ hiểu rằng không có chuyện gì thật sự đáng sợ xảy ra với trẻ. Thậm chí trẻ còn được nhìn thấy và học hỏi được nhiều điều mới lạ.
Xoa dịu lỗi sợ của trẻ
Trẻ mắc chứng sợ đám đông thường cảm thấy căng thẳng lo lắng về việc mất kiểm soát. Hoặc sợ cảm giác hoảng loạn xuất hiện. Vì vậy ba mẹ cần nhờ đến chuyên gia để tìm hiểu các cách xoa dịu lỗi sợ của trẻ giúp trẻ bình tĩnh và vượt qua nỗi sợ hãi. Trẻ sẽ có thể tự thư giãn cơ thể thoải mái giảm căng thẳng lo âu.
>>Xem Thêm:Dạy Con Kỹ Năng Tự Kiểm Soát Bản Thân Như Thế Nào?
Kết luận
Có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ mắc chứng sợ đám đông. Vậy nên trẻ có rối loạn này cần được chuẩn đoán và điều trị kịp thời. Để không thưc hiện các nhiệm vu cơ bản trong học tập cũng như trong cuộc sống hàng ngày. Mong rằng qua bài biết trên sẽ giúp bố mẹ hiểu nguyên nhân cũng như cách điều trị khi trẻ mắc chứng sợ đám đông. Mong các bé luôn vui vẻ hạnh phúc trong cuộc sống.
Tin cùng chuyên mục:
Sữa công thức là gì? Liều lượng sữa chuẩn cho bé theo độ tuổi mẹ nên biết
Trẻ bị rối loạn tiêu hóa nên ăn gì và kiêng gì cha mẹ có biết?
Hành Trình Phát Triển Trí Não Của Trẻ Qua Từng Giai Đoạn
Chiều Cao Cân Nặng Tiêu Chuẩn Của Trẻ Từ 0 – 10 Tuổi