Sự phát triển chiều cao ở bé trai hoàn toàn khác nhau, không bé nào giống bé nào. Tuy nhiên, có một điểm chung là bé trai sẽ phát triển chiều cao kinh ngạc vào giai đoạn dậy thì. Vậy, ở độ tuổi dậy thì, chiều cao của bé trai phát triển như thế nào? Mời bố mẹ theo dõi để biết thêm nhiều thông tin hơn ở bài viết dưới đây.
Tuổi dậy thì có ảnh hưởng đến sự phát triển chiều cao ở trẻ như thế nào?
Khi bước vào độ tuổi dậy thì, hầu hết các bé trai sẽ được trải qua một giai đoạn phát triển đáng kinh ngạc về chính chiều cao của mình. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng của mỗi bé không giống nhau. Bởi tuổi dậy thì có thể bắt đầu ở những độ tuổi khác nhau. Thông thường, trong giai đoạn dậy thì, mỗi bé trai sẽ có xu hướng cao thêm hoảng 7,5cm mỗi năm.
Nhìn chung, tuổi của bé trong giai đoạn dậy thì sẽ không có ảnh hưởng đến chiều cao cuối cùng mà bé đạt được. Tuy nhiên, nó sẽ có tác động đến thời điểm ban đầu. Và dần sẽ khiến chiều cao của bé ngừng phát triển.
Trong giai đoạn dậy thì, chiều cao tối đa mà các bé trai sẽ đạt được là khoảng 92% chiều cao khi trưởng thành.
Ngay cả khi bé trai bị hạn chế chiều cao ở trước độ tuổi dậy thì, sẽ vẫn đạt được mức chiều coa trung bình khi bước đến giai đoạn dậy thì. Tuy nhiên, sự phát triển giai đoạn sau sẽ không bù cho cả thời gian bị hạn chế ở trước đó.
Tuổi dậy thì ở bé trai
Tuổi dậy thì của bé trai sẽ được chia ra thành 2 loại chính: dậy thì sớm và dậy thì muộn.
-
Dậy thì sớm: Thường sẽ bắt đầu vào khoảng từ 11 – 12 tuổi
-
Dậy thì muộn: Thường sẽ bắt đầu dậy thì vào khoảng 13 – 14 tuổi
Cả 2 loại dậy thì sớm va muộn đều giúp trẻ đạt được chiều cao trung bình gần như nhau. Tuy nhiên, các bé dậy thì muộn thường sẽ có xu hướng phát triển chiều cao với một tốc độ nhanh hơn. Điều này giúp bù đắp lại quãng thời gian mà bé chưa phát triển lúc đó.
Khi nào sự phát triển chiều cao ở bé trai bị ngừng lại?
Dậy thì là một quá trình phát triển của bé. Những thay đổi được diễn ra trong cơ thể khi bé trai bắt đầu bước sang giai đoạn trưởng thành.
Tốc độ phát triển chiều cao đỉnh điểm của bé trai thường rơi vào khoảng từ 1 – 2 năm sau khi bước vào tuổi dậy thì. Trong khi đó, quá trình để các bé phát triển thể chất thành một người trưởng thành cần từ 2 – 5 năm.
Nhìn chung, vào năm 16 tuổi, các bé trai có thể sẽ ngừng phát triển chiều cao. Vá năm 18 tuổi sẽ phát triển toàn diện nhất.
Làm thế nào để đảm bảo sự phát triển chiều cao ở bé trai tuổi dậy thì?
Mỗi cá nhân, mỗi một đứa trẻ đều có chiều cao tiềm năng tối đa khác nhau. Các bé sẽ đạt đến đỉnh cao của sự phát triển nếu thường xuyên được chăm sóc và bổ sung đầy đủ các chất. Tuy nhiên các bé sẽ không chạm tới mức tốt nhất nếu không thực hiện đúng cách.
Khi áp dụng chế độ ăn uống lành mạnh sẽ giúp thúc đẩy chiều cao của trẻ. Bên cạnh đó là sự kết hợp của việc vận động và luyện tập thể thao. Khi thực hiện tốt, chắc chắn các bé trai sẽ chạm đến chiều cao tối đa ở tuổi dậy thì.
Bên cạnh đó, thanh thiếu niên cần ngủ đủ ít nhất 8 – 9 tiễng mỗi đêm. Đây là sự khuyến cáo của các chuyên gia chăm sóc sức khỏe. Một giấc ngủ lành mạnh là ngủ đúng giờ không thức dậy quá muộn vào buổi sáng.
Kết luận
Có thể xảy ra sự chênh lệch chiều cao của bé trai cùng độ tuổi trong giai đoạn dậy thì. Đây là một vấn đề khá nan giải đối với bố mẹ. Bởi các con có thể cảm thấy tự ti về sự phát triển của mình.
Tuy nhiên, nếu bố mẹ hiểu được những thay đổi mà cơ thể bé đang trải qua và những gì khác biệt ở tuổi dậy thì. Chắc chắn sẽ có thể giúp ích lớn cho việc giúp trẻ thúc đẩy sự phát triển chiều cao.
Hơn nữa, độ tuổi dậy thì là giai đoạn mà các bé trai có nhiều sự thay đổi. Không chỉ về cơ thể mà còn cả tâm lý. Do đó, bố mẹ cần quan tâm và tâm sự để có thể cùng bé trải lòng.
Tin cùng chuyên mục:
Sữa công thức là gì? Liều lượng sữa chuẩn cho bé theo độ tuổi mẹ nên biết
Trẻ bị rối loạn tiêu hóa nên ăn gì và kiêng gì cha mẹ có biết?
Hành Trình Phát Triển Trí Não Của Trẻ Qua Từng Giai Đoạn
Chiều Cao Cân Nặng Tiêu Chuẩn Của Trẻ Từ 0 – 10 Tuổi