Hiện tượng trẻ nhỏ nói dối là không hề hiếm gặp. Nhất là với những bé mẫu giáo chưa nhận biết được thực tế và tưởng tượng. Kể cả khi mẹ đã kể cho bé nghe về câu chuyện “Nói dối mũi dài” thì cũng không đủ sức răn dạy con. Vậy làm sao để dạy trẻ không nói dối? Mời cha mẹ cùng theo dõi chi tiết hơn qua bài viết sau đây nhé!
Nguyên nhân khiến trẻ nói dối

Để tìm hiểu về cách dạy trẻ không nói dối, cha mẹ cần hiểu rõ nguyên nhân sâu sa của nó là gì? Thông thường, những lý do dẫn đến việc đó thường bắt nguồn từ những điều sau:
-
Khả năng tượng tượng lớn của trẻ:Trẻ nhỏ có tính sáng tạo rất cao. Vì vạy, đôi khi chúng thấy mình cần tô điểm thêm cho câu chuyện mình kể với mọi người. Chúng sẽ chỉ cảm nhận dược sự thú vị từ những chi tiết mới lạ mà chưa nhận thức đúng về tác động của những lời nói dối đó với người nghe.
-
Trẻ nhỏ rất hay quên: Với “lịch trình” bận rộn của một ngày dài, trẻ không thể ghi nhớ hết những hành động mình đã làm. Vì vậy, khi cha mẹ mắng vì chúng vẽ bút màu lên tường nhà, chúng sẽ tự thuyết phục rằng mình không mắc lỗi đó.
-
Nỗi sợ hãi: Khi phạm lỗi và bị trách phạt khiến trẻ trở nên sợ hãi hơn. Vì vậy, chúng sẽ nói dối như một cách bào chữa cho mình.
Cách dạy trẻ không nói dối khôn khéo nhất
Việc trẻ tự tưởng tượng ra sau đó nói dối là hoàn toàn vô hại. Vì vậy, cha mẹ hãy thật bình tĩnh và uốn nắn trẻ dần dần. Việc quá nghiêm khắc đối với lời nói dối của trẻ mẫu giáo thực sự không cần thiết. Dưới đây là một số cách để mẹ có thể áp dụng:
Khuyến khích con nói sự thật
Thay vì dùng đòn roi, dọa nạt, cha mẹ hãy khuyến khích bé nói ra sự thật. Đồng thời giáo dục con rằng việc nói dối có hại như thế nào. Hãy dùng thái độ nhẹ nhàng nhất để nói chuyện với con. Bởi một vẻ mặt giận dữ sẽ càng khiến chúng sợ hãi nhiều hơn và tiếp tục nói dối. Nếu cha mẹ nhẹ nhàng, trẻ sẽ cảm thấy mình được tin tưởng. Từ đó luôn trung thực trong lời nói của mình hơn.
Nếu trẻ nói dối quá nhiều lần thì cha mẹ phải làm gì? Vấn đề này có thể liên quan đến sự phát triển cảm xúc – xã hội của con trẻ. Cha mẹ hãy nói chuyện với con về vấn đề này. Và giám sát hành vi của con sát sao hơn cho đến khi con nhận thức rõ tầm quan trọng của sự trung thực.
Dạy trẻ không nói dối là không buộc tội trẻ
Cha mẹ cần linh hoạt trong cách ứng xử của mình để trẻ nói ra sự thật. Ví dụ, nếu mẹ đã biết vì sao con lại đổ thức ăn nhưng vẫn hỏi con tại sao. Có thể con thấy món ăn không hợp khẩu vị, hay con đã phải ăn quá nhiều lần món này khiến chán nản…
Mẹ chỉ cần nói “Thật buồn khi dành nhiều công sức chuẩn bị bữa ăn nhưng ai đó lại đổ bỏ”… Sau câu nói đó, con sẽ nhận lỗi về mình và hứa lần sau sẽ ăn hết cơm.

Không đặt áp lực lên trẻ là giúp dạy trẻ không nói dối
Để con có thể thành công việc trong khả năng và mong muốn, mẹ không nên đặt ra quá nhiều quy tắc hay kỳ vọng. Đôi khi chúng sẽ thấy mình quá áp lực, không thể thực hiện chúng như điều cha mẹ mong muốn. Điều này vô tình khiến con nói dối để cha mẹ không quá thất vọng về mình.
Xây dựng niềm tin để con không còn nói dối
Hãy luôn giúp trẻ có sự tin tưởng vào cha mẹ bằng cách chính mình cũng phải tin tưởng vào con. Khi đã nhận được niềm tin, trẻ sẽ không còn sợ hãi và tìm cách che dấu sự thật không tốt. Khi còn thành thật, cha mẹ cũng không nên tiếc lời khen ngợi, động viên con cố gắng phát huy.
Việc con thành thật chia sẻ sẽ vô cùng hữu ích cho các giai đoạn sau. Nhất là khi con lớn lên sẽ tiếp xúc nhiều với môi trường ngoài, gặp nhiều hiểm nguy đến thân thể và tâm lý hơn. Lúc đó, con sẽ mạnh dạn chia sẻ thẳng với người lớn thay vì giấu nhẹm đi, quanh co, không dám lên tiếng. Từ đó, cha mẹ sẽ có hướng can thiệp và giải quyết kịp thời.
Hy vọng qua bài viết trên, cha mẹ đã biết được cách dạy trẻ không nói dối, đặc biệt là với trẻ mẫu giáo. Nếu còn những phương pháp nào hay hơn, hãy để lại bình luận phía dưới nhé!
Tin cùng chuyên mục:
Sữa công thức là gì? Liều lượng sữa chuẩn cho bé theo độ tuổi mẹ nên biết
Trẻ bị rối loạn tiêu hóa nên ăn gì và kiêng gì cha mẹ có biết?
Hành Trình Phát Triển Trí Não Của Trẻ Qua Từng Giai Đoạn
Chiều Cao Cân Nặng Tiêu Chuẩn Của Trẻ Từ 0 – 10 Tuổi