Cách Để Dạy Trẻ Kỹ Năng Chào Hỏi Lễ Phép Hiệu Quả

Dạy trẻ kĩ năng chào hỏi khi gặp mọi người xung quanh

Trẻ nhỏ nên được học kỹ năng chào hỏi càng sớm càng tốt. Đây chính là một phần quan trọng nhất trong cuộc sống của mỗi con người. Vậy làm thế nào để dạy trẻ kỹ năng chào hỏi lễ phép một cách hiệu quả? Đây là câu hỏi được nhiều bố mẹ đặt ra và họ cũng đang rất lo ngại ở vấn đề này. Theo dõi bài viết dưới đây để không bỏ lỡ những điều bổ ích.

Dạy trẻ kĩ năng chào hỏi khi gặp mọi người xung quanh
Dạy trẻ kĩ năng chào hỏi khi gặp mọi người xung quanh

 

Nguyên nhân khiến trẻ nhỏ không chào hỏi lễ phép

Hầu hết đứa bé nào cũng được bố mẹ, ông bà dạy về phép lịch sự khi chào hỏi. Tuy nhiên, vẫn có nhiều nguyên nhân khiến một số đứa trẻ không chào hỏi lễ phép. Thậm chí đã được bố mẹ nhắc nhở, dạy dỗ mỗi ngày những vẫn có thời điểm con gặp người lớn howin mà không chịu chào hỏi.

Một số lý do khiến con không chịu chào hỏi lễ phép:

  • Con cảm thấy người đối diện khá lạ lẫm. Thậm chí còn cảm thấy sợ hãi mỗi khi gặp.

  • Trẻ không muốn gần gũi hay cảm thấy quý mến với người đối diện.

  • Tâm trạng của con đang bất ổn. Có thể là con đang mệt, không vui hoặc cáu kỉnh.

  • Con muốn thể hiện rằng: việc chào hay không là quyền của chúng.

Bố mẹ cần nhanh chóng nắm rõ các phương pháp để dạy trẻ kỹ năng chào hỏi lễ phép càng sớm càng tốt. Việc này sẽ liên quan đến tính cách của con sau này. Hãy giúp hành động chào hỏi lễ phép trở thành một phản xạ của con mỗi khi gặp người khác.

Đặc biệt là những người lớn tuổi hơn con. Từ đó con có thể nhận thức được đây là một việc làm bình thường mà con cần phải thực hiện hằng ngày. Đồng thời, bố mẹ cũng cần phải đảm bảo rằng con thực hiện chào hỏi trong một tâm lý tự nhiên và thoải mái nhất.

Dạy Trẻ Kỹ Năng Chào Hỏi Lễ Phép
Dạy Trẻ Kỹ Năng Chào Hỏi Lễ Phép

 

Mẹo dạy trẻ kỹ năng chào hỏi lễ phép đơn giản những mang lại hiệu quả cao

Không thúc ép con chào hỏi

Một tình trạng khá phổ biến hiện nay là bố mẹ vôi vã thúc ép con khi thấy con không chủ động chào hỏi người lớn. Thậm chí có nhiều bố mẹ còn sử dụng lời nói để mắng chửi con ngay trước mặt của người đối diện. Việc làm này của bố mẹ khiến áp lực tâm lý của bé.

Con có thể bị tổn thương và dần hình thành cảm xúc tiêu cực với việc lễ phép chào hỏi người lớn. Từ đó con sẽ cảm thấy khó khăn và căng thẳng khi phải đối diện với kỹ năng này. Thâm chí có thể rụt rè và ngại giao tiếp hơn rất nhiều.

Do vậy, điều đầu tiên bố mẹ cần làm là không ép buộc con. Nhiệm vụ của bố mẹ lúc này là chỉ bảo, hướng dẫn con một cách nhẹ nhàng để chúng có thể chào hỏi với một thái độ lịch sự, tự nhiên. Bố mẹ cần giữ bình tĩnh và kiên nhẫn để giải thích cho con hiểu lý do của việc chào hỏi lễ phép.

Bố mẹ cần làm gương để con trẻ noi theo

Làm gương cho con là cách để dạy trẻ chào hỏi lễ phép hiệu quả nhất được nhiều phụ huynh áp dụng. Thay vì thúc ép con, bố mẹ hãy vui vẻ chào hỏi khi gặp bất kì một ai đó để con nhìn vào học hỏi. Bố mẹ cũng nên tập cho bé thói quen này mỗi khi bé đi đâu đó về.

Kỹ năng chào hỏi giúp hình thành tâm lý và thái độ của trẻ
Kỹ năng chào hỏi giúp hình thành tâm lý và thái độ của trẻ

 

Khuyến khích con nghe đủ câu

Khi dạy con về kỹ năng chào hỏi lễ phép, bố mẹ cần khuyến khích con nói một câu đầy đủ. Tức là bao gồm cả chủ ngữ lẫn vị ngữ. Ví dụ như thay vì nói “Chào ông” thì hãy “Cháu chào ông ạ”. Việc này sẽ giúp con cải thiện được vốn từ Tiếng Việt. Đồng thời cũng khắc phục được tình trạng nói ngắt quãng không đúng chỗ của con.

Dạy con qua những câu chuyện nhỏ

Trẻ nhỏ thường rất thích nghe và xem những bộ phim hoạt hình, câu chuyện cổ tích… Vì thế, bố mẹ có thể dành thời gian của mình để kể cho con nghe những mẩu chuyện về lòng tốt hay về sự lễ phép, lịch sự. Qua đó, con sẽ học được rất nhiều bài học về tình người. Con sẽ biết đâu là cái tốt, đâu là cái xấu và cách ứng xử đúng đắn với mọi người quanh mình.

Lễ phép là một đức tính rất tốt và cần thiết đối với mỗi người. Vì thế bố mẹ nên dạy con ngay từ khi con nhỏ. Các con như một trang giấy trắng vậy. Do đó, để bé có được đức tính tốt thì bố mẹ phải là người làm gương. Cách giao tiếp giữa người lớn với người lớn sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới con. Đặc biệt là đến hành vi và thái độ của trẻ nhỏ.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *