Con trẻ bướng bỉnh, không nghe lời, quá nghịch ngợm khiến bạn đau đầu? Vậy chắc chắn bạn không nên bỏ qua các cách dạy con bướng bỉnh không cần đánh mắng hiệu quả sau đây!
Đặc điểm của bé bướng bỉnh
Tùy vào mỗi độ tuổi thì con yêu sẽ có những đặc tính tâm lý biến chuyển khác nhau. Có một số đặc điểm chung ở các bé bướng bỉnh đó là”:

-
Hiếu động, thích chạy nhảy. Dễ nổi giận khi thất bại.
-
Thích trêu ghẹo người khác, thích làm trò, mạnh mẽ nhưng lại dễ nổi cáu với người lớn.
-
Thích được mọi người xung quanh lắng nghe và thừa nhận quan điểm cá nhân của bé. Nhưng bé lại thích áp đặt suy nghĩ của mình lên người khác.
-
Quyết tâm làm bằng được những điều mà mình thích và không muốn người khác đụng vào.
Tại sao các bé thường lì lợm, bướng bỉnh, không chịu nghe lời?
Trước khi tìm hiểu cách dạy con bướng bỉnh đúng, cha mẹ cần phải hiểu rõ nguyên nhân khiến bé trở nên như vậy. Một số nguyên do điển hình khiến trẻ trở nên bướng bỉnh thường là do:
-
Trẻ được nuông chiều quá mức, khi không được cho phép sẽ mè nheo, quấy khóc.
-
Cha mẹ tạo áp lực cho con vượt quá khả năng của con khiến con không muốn làm theo.
-
Mâu thuẫn trong cách dạy con khiến con trẻ lợi dụng khác biệt này để làm nũng một bên và bướng bỉnh hơn.
-
Cha mẹ không làm gương cho con, khiến con bắt trước. Dần dần con sẽ học theo và trở nên ương bướng, khó bảo.
-
Tính cách của con trẻ bị tác động bởi môi trường sống thiếu lành mạnh xung quanh.
Cách dạy con bướng bỉnh hiệu quả mẹ nào cũng nên biết
Khi đã nắm được rõ các nguyên nhân khiến con bướng bỉnh, cha mẹ hoàn toàn có thể tìm ra được giải pháp tốt nhất để thay đổi con em của mình. Bố mẹ có thể áp dụng theo các cách dạy con bướng bỉnh như sau.
Không áp đặt con
Nếu cha mẹ đôi khí quá áp đặt lên con cái, chỉ muốn con làm theo những mong muốn của mình. Điều này chỉ khiến trẻ không phục và trở nên bướng bỉnh hơn mà thôi. Thay vào đó, các bậc phụ huynh nên kiểm soát chừng mực thái độ cũng như hàng vi của mình. Đừng để có thấy rằng bạn là người bố, người mẹ cứng nhắc, khô khan.
Nhất quán và rõ ràng
Bạn hãy đặt ra các quy tắc thưởng phạt rõ ràng và thực hiện chúng nhất quán. Việc này sẽ giúp con học tập theo và hình thành những thói quen tốt. Bên cạnh đó, mọi việc của con đều cần được thưởng phạt nghiêm minh. Con làm sai, nhất định phải chịu chừng phạt. Nhưng con làm đúng, cha mje cũng đừng tiếc lời khen ngợi hoặc những phần thưởng nhỏ cho con.
Giữ bình tĩnh, tôn trọng con
Cho dù con còn nhỏ nhưng con vẫn cần được bố mẹ tôn trọng. Các bậc phụ huynh hãy đặt mình vào vị trí của con thay vì tức giận. Ngoài ra, những hành động mất kiểm soát như: la mắng, đánh đập… cũng tuyệt đối không nên. Khi cha mẹ tôn trọng con trẻ, chúng sẽ học được cách tôn trọng mọi người xung quanh.
Động viên và khen ngợi con
Cách cư xử, thái độ của người lớn không đúng mực sẽ khiến trẻ trở nên cứng đầu. Để con ngoan ngoãn nghe lời, bố mẹ cần cố gắng động viên và khen ngợi con nếu con làm tốt. Khi con làm sai, cha mẹ không nên tỏ thái độ gay gắt mà nên phân tích giúp con hiểu.

Việc khuyến khích các hành vi tích cực sẽ giúp con trẻ hiểu theo mặt tích cực. Từ đó con sẽ phát triển tính cách, nội tâm tích cực theo. Và cha mẹ cũng đừng quyên những phần thưởng nhỏ giúp con hồ hởi hơn.
Lắng nghe những gì con nói
Trẻ bướng bỉnh thường có những ý chứng kiến riêng của mình. Và chúng luôn quyết tâm bảo vệ quan điểm đó đến cùng. Thay vì bắt con nghe theo lời mình, bố mẹ nên lắng nghe con muốn gì và cần gì. Từ đó trao đổi cởi mở nhất với con, lắng nghe con.
Con cái sẽ luôn ngoan ngoãn nếu cha mẹ biết cách dạy con bướng bỉnh đúng. Hãy hiểu con như một người bạn để con đi đúng hướng theo cách riêng của mình cha mẹ nhé. Nếu có thắc mắc, đừng quên để lại chia sẻ bên dưới bình luận để Cùng Con Khôn Lớn hỗ trợ nhé!
Tin cùng chuyên mục:
Sữa công thức là gì? Liều lượng sữa chuẩn cho bé theo độ tuổi mẹ nên biết
Trẻ bị rối loạn tiêu hóa nên ăn gì và kiêng gì cha mẹ có biết?
Hành Trình Phát Triển Trí Não Của Trẻ Qua Từng Giai Đoạn
Chiều Cao Cân Nặng Tiêu Chuẩn Của Trẻ Từ 0 – 10 Tuổi