Các Thời Kỳ Phát Triển Của Trẻ Em

Khác với người lớn, trẻ em chính là một cơ thể đang phát triển. Không chỉ phát triển về khối lượng mà còn trưởng thành về chất lượng. Các thời kỳ phát triển của trẻ đều sẽ có những đặc điểm khác nhau. Dựa vào những đặc điểm đó, sự phát triển của bé được chia thành 6 thời kỳ. Để hiểu rõ thêm, bố mẹ có thể tham khảo ở bài viết dưới đây.

Các Thời Kỳ Phát Triển Của Trẻ
Các thời kỳ phát triển của trẻ đều có những đặc điểm tâm sinh lý khác nhau

1. Thời kỳ phát triển trong tử cung

Thời lỳ phát triển trong tử cung hay còn được gọi là thời kỳ bào thai. Nó được tính từ khi mẹ thụ thai cho đến khi bé được chào đời. Sự phát triển bình thường sẽ rơi vào khoảng 280 -290 ngày (tính từ ngày đầu tiên của kì kinh nguyệt cuối cùng).

Thời kì này được chia làm 2 giai đoạn:

  • 3 tháng đầu: đây là giai đoạn phát triển phôi, dành cho sự hình thành và biệt hóa các bộ phận.

  • 6 tháng cuối: đây là giai đoạn thai nhi phát triển một cách mạnh mẽ và nhanh chóng.

Sự hình thành và phát triển của thai nhi ở thời kì này có liên quan chặt chẽ đến dinh dưỡng và sức khỏe của người mẹ. Do đó, các mẹ cần phải quản lí thai thật tốt. Hãy phát hiện thật sớm và điều trị các bệnh mắc phải.

Các Thời Kỳ Phát Triển Của Trẻ
Thời kỳ phát triển trong tử cung

2. Thời kỳ sơ sinh

Thời kỳ sơ sinh được bắt đầu tính từ khi trẻ cất tiếng khóc đầu tiên khi mới chào đời cho đến 4 tuần sau khi được sinh ra. Lúc này, bé đã có thể thích nghi với cuộc sống ở bên ngoài cổ tử cung.

Bên cạnh đó, bé bắt đầu thở được bằng phổi và chính tiếng khóc là nhịp thở đầu tiên của con. Ngay sau khi bé được sinh ra, vòng tuần hoàn chính thích được hoạt dộng va thay thế cho vòng tuần hoàn rau thai.

Ở thời kỳ này, bộ máy tiêu hóa ở trẻ cũng bắt đầu làm việc. Con đã có thể tự bú, tự nuốt và tự hấp thu sữa mẹ. Dần dần, các bộ phận và cơ quan khác cũng được hoạt động và thích nghi. Tuy nhiên, hệ thần kinh của con lúc này còn non yếu. Do đó, mọi kích thích quá sức của trẻ đều khiến trẻ buồn ngủ.

Ngoài ra, chính vì sự thay đổi về môi trường sống nên bé sẽ xuất hiện một số hiện tượng sinh lý. Điển hình như thay đổi thân nhiệt, bong da, vàng da…

Các Thời Kỳ Phát Triển Của Trẻ
Thời kỳ sơ sinh của bé

3. Thời kỳ bú mẹ

Từ thời kỳ sơ sinh đến khi bé đươc 12 tháng tuổi sẽ được tính là thời kỳ bú mẹ. Ở giai đoan này, chức năng của các bộ phận ở trẻ phát triển khá nhanh. Tuy nhiên vẫn chưa hoàn thiện.

Càng lớn, trọng lượng cũng như chiều con của con càng tăng lên. Do đó, nhu cầu dinh dưỡng cũng cao. Mẹ cần phải đảm bảo cho bé bú đủ sữa. Đến khi bé tròn 6 tháng thì có thể có con ăn dặm.

Song song với sự phát triển về tinh thần, thể chất, khả năng vận động ở bé cũng được phát triển theo. Ở thời kỳ bú mẹ, trẻ hoàn toàn có thể biết nói, biết đi, thậm chí có thể hiểu được nhiều thứ hơn. Và đặc biệt hơn là có thể vui chơi với những người xung quanh mình.

4. Thời kỳ răng sữa

Thời kỳ bú mẹ sẽ được tính từ lúc mẹ 1 tuổi cho đến khi bé 6 tuổi. So với thời kỳ bú mẹ thì sự phát triển của bé ở thời kỳ răng sữa thường sẽ chậm hơn. Tuy nhiên, chức năng của các bộ phận, cơ quan đang được hoàn thiện dần. Đặc biệt là chức năng vận động phát triển nhanh.

Ở thời kỳ này, tinh thần của trẻ cũng được phát triển mạnh mẽ. Con bắt đầu ham học, bắt đầu tò mò và hay có nhận xét về những gì xung quanh. Bởi môi trường có tác động lớn đến sự phát triển tinh thần của bé.

Đặc biệt, hệ thống thần kinh phát triển trung ương phát triển vượt trội nhất chính là lời nói. Trẻ có thể tiếp thu được giáo dục và hoàn toàn có thể bắt đầu đi học vào cuối thời kỳ này.

Các Thời Kỳ Phát Triển Của Trẻ
Thời kỳ răng sữa ở trẻ

5. Thời kỳ thiếu niên

Thời kỳ niên thiếu được tính từ khi bé 7 tuổi cho đến lúc 15 tuổi. Đây là thời kỳ mà cấu tạo và các bộ phận của trẻ đã phát triển đến mức độ hoàn chỉnh. Lúc này, trẻ đã có thể tiếp thu kiến thức một cách nhanh chóng. Bên cạnh đó, chúng có khả năng suy nghĩ cũng như phán đoán va phát triển trí tuệ của mình.

Khi được 10 tuổi trở lên, trẻ bắt đầu biết phân biệt tâm sinh lý giới tính. Đồng thời, hệ thống cơ cũng được phát triển mạnh hơn. Từ đó phát triển nhanh về mặt thể chất.

6. Thời kỳ dậy thì

Thông thường, thời kỳ dậy thì ở bé gái sẽ bắt đầu từ 9 – 12 tuổi và kết thức lúc 17 – 18 tuổi. Đối với bé trai sẽ muộn hơn một chút, bắt đầu ừ 10 – 12 tuổi và kết thúc lúc 19 – 20 tuổi.

Ở thời kỳ này, trẻ lớn rất nhanh và có nhiều biến đổi vâ tâm sinh lý. Đặc biệt, hoạt động nội tiết va sinh dục hầu như chiếm ưu thế và chức năng sinh dục đã trưởng thành.

Do tâm sinh lý có nhiều biến động, nhưng sự phát triển về tinh thần lẫn nội tiết chưa được ổn định. Chính vì lý do này khiến trẻ dễ dàng thay đổi tính tình và cảm xúc. Lúc này, trẻ có thể dễ bị rối loan tâm thần cũng như rối loạn tim mạch.

Các Thời Kỳ Phát Triển Của Trẻ
Thời kỳ dậy thì ở trẻ

Sự thay đổi ở các thời kỳ phát triển của trẻ em phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, Do đó, mẹ cần nắm rõ những đặc điểm sinh học ở từng thời kỳ  của con để có thể chăm sóc cũng như giáo dục và bảo vệ sức khỏe cho con.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *