Hiện nay, bố mẹ luôn quan tâm đến việc nuôi dạy con, đặc biệt là rèn luyện kỹ năng sống cho trẻ mầm non. Tuy nhiên, kỹ năng sống thì vô vàn mà không phải bố mẹ nào cũng biết đâu mới là kỹ năng phù hợp với độ tuổi của bé. Theo dõi bài viết dưới đây để tìm hiểu về các kỹ năng cần thiết nhất cho bé. Đặc biệt là ở độ tuổi mầm non.

Tại sao cần phải rèn luyện kỹ năng sống cho trẻ từ khi con nhỏ?
Rèn luyện kỹ năng sống cho trẻ là một việc làm bố mẹ cần thực hiện càng sớm càng tốt. Nó sẽ giúp cho con nhanh chóng hòa nhập với cuộc sống. Đồng thời cũng giúp khẳng định vị trí của bé trong một tập thể, một cộng động hay một xã hội.
Một đứa bé dù có tài giỏi đến đâu nhưng thiếu đi kỹ năng sống thì chúng cũng không thể tiếp cận với thế giới xung quanh. Đặc biệt là không hòa nhập được với các tập thể và cũng không khẳng định được bản thân mình.
Việc hình thành các kỹ năng cơ bản ngay từ nhỏ rất cần thiết. Nó là yếu tố quan trọng quyết định đến quá trình hình thành và phát triển của bé. Đặc biệt là nhân cách. Khi xảy ra bất kì vấn đề nào đó, nếu không được trang bị kỹ năng sống, trẻ sẽ không thể xử lý được các tình huống đó. Bởi chúng vẫn chưa có đủ kiến thức.
Vì thế, rèn luyện kỹ năng sống cho con là đang giúp con có ý thức làm chủ được bản thân. Con sẽ sống tích cực hơn và luôn hướng đến những gì lành mạnh, an toàn với chính mình và xã hội.
Các nhóm kỹ năng sống cho trẻ mầm non không nên bỏ qua
Tự bảo vệ bản thân – Kỹ năng sống cho trẻ mầm non
Bảo vệ bản thân là một kỹ năng rất cần thiết cho một đứa trẻ mầm non. Tuy nhiên, nhiều bố mẹ lại không rèn luyện cho con tự bảo vệ mình trước các mối đe dọa. Ngược lại, họ cấm cản các con tiếp xúc với các rủi ro đó. Đây là một hành động sai lầm. Nó không giúp cho con bảo vệ được chính mình mà chỉ khiến con sợ hãi hơn nếu chẳng may gặp phải sự cố.

Để bé học được kỹ năng bảo vệ mình trước những mối đe dọa hay sự nguy hiểm. Đầu tiên, phụ huynh cần giúp con xây dựng thói quen bảo vệ bản thân. Nhóm kỹ năng sống tự bảo vệ bản thân trẻ bao gồm:
-
Kỹ năng an toàn khi tự vui chơi
-
Kỹ năng xử lý khi bị lạc
-
Kỹ năng ăn toàn khi tham gia giao thông
Kỹ năng tự phục vụ bản thân
Tự phục vụ bản thân là một trong những kỹ năng quan trọng nhất ở độ tuổi mầm non. Tuy nhiên, bố mẹ có thể hình thành kỹ năng này cho con sớm hơn, kể cả khi con chưa bước vào lớp mầm. Bố mẹ có thể rèn luyện cho con thói quen tham gia các công việc như:
-
Dự sắp xếp va dọn dẹp đồ chơi sau khi chơi xong
-
Tự dọn phòng của mình
-
Tự thay đồ
-
Tự biết rửa tay
-
Tự vệ sinh cá nhân
-
Phụ mẹ chuẩn bị đồ ăn

Có nhiều bố mẹ nghĩ rằng, con đang còn quá nhỏ để có thể bắt đầu với những công việc tự phục vụ bản thân. Vì thế họ đã thay con làm tất cả mọi thứ. Luôn bao bọc và che chở con từ những điều nhỏ nhất. Thế nhưng, nó không những không tốt cho con mà còn đang hại con.
Đã bao giờ phụ huynh nghĩ đến việc con sẽ như thế nào nếu bố mẹ không có nhà? Do đó, hãy để con có thể tự chăm sóc bản thân mình từ những điều nhỏ nhặt và cơ bản nhất. Khi con đã hình thành được kỹ năng này, các bé sẽ chủ động hơn. Chúng sẽ tự tin với những gì chúng làm va cảm thân tự hào về bản thân.
Kỹ năng giao tiếp
Kỹ năng giao tiếp đã đóng vai trò quan trọng giúp bé tồn tại và phát triển ngay từ khi mới chào đời. Ở giai đoạn sơ sinh, trẻ giao tiếp bằng tiếng khóc, cử động tay chân và ánh mắt. Lớn hơn một chút, kỹ năng này dần được hình thành và đang trong quá trình hoàn thiện.
Đối với lứa tuổi mầm non, kỹ năng giao tiếp của bé được thể hiện qua hành động, qua lời nói… Có thể khẳng định, đây là một kỹ năng rất cần thiết cho trẻ. Nó giúp con sinh tồn trong đời sống và phát triển toàn diện hơn.
Bố mẹ hãy giúp con hình thành và trau dồi kỹ năng giao tiếp càng sớm càng tốt. Hãy trò chuyện với con để hướng dẫn cách ứng xử cũng như giao tiếp tốt nhất với mọi người.

Kỹ năng tự tin
Sự tự tin của các bé ở độ tuổi mầm non chính là việc bé luôn thể hiện khả năng của mình một cách mạnh dạn. Bất kì trong mối quan hệ xã hội nào. Chính sự tự tin sẽ giúp cho con không ngại tìm hiểu và khám phá những điều mới mẻ, thú vị trong cuộc sống.
Bên cạnh đó, tự tin chính là nền tảng ban đầu giúp con trau dòi, tiếp thu thâm những kiến thức và kinh nghiệm. Khi có được sự tự tin, con hoàn toàn có thể đối mặt va vượt qua được những khó khăn gặp phải ở hiện tau và sau này.
Hy vọng rằng những thông tin từ bài viết trên đã phần nào giúp phụ huynh hiểu hơn về những kỹ năng sống cho trẻ mầm mon. Bố mẹ hãy cố gắng giúp con xây dựng và hình thành những kỹ năng cần thiết. Mục đích là để giúp con có được cách xử lý tốt nhất ở mọi lĩnh vực!
Tin cùng chuyên mục:
Sữa công thức là gì? Liều lượng sữa chuẩn cho bé theo độ tuổi mẹ nên biết
Trẻ bị rối loạn tiêu hóa nên ăn gì và kiêng gì cha mẹ có biết?
Hành Trình Phát Triển Trí Não Của Trẻ Qua Từng Giai Đoạn
Chiều Cao Cân Nặng Tiêu Chuẩn Của Trẻ Từ 0 – 10 Tuổi