Các Mốc Phát Triển Của Trẻ Sinh Non Mẹ Bầu Cần Chú Ý

Các mốc phát triển của trẻ sinh non mẹ cần chú ý để con phát triển đầy đủ và toàn diện

Trẻ sinh non có phát triển bình thường không là mối quan tâm hàng đầu của các bậc cha mẹ. Đa phần quá trình trẻ sinh non phát triển đều diễn ra bình thường nhưng bé sẽ cần được chú ý nhiều hơn trong những năm đầu để đề phòng các vấn đề sức khỏe. Vì vậy, bé sẽ cần được chú ý nhiều hơn trong những năm đầu để đề phòng các vấn đề sức khỏe. Bài viết dưới đây sẽ đem đến thông tin cho mẹ về các mốc phát triển của trẻ sinh non đầy đủ nhất!

Giúp mẹ nắm bắt các mốc phát triển của trẻ sinh non
Giúp mẹ nắm bắt các mốc phát triển của trẻ sinh non

Tìm hiểu thế nào là trẻ sinh non?

Thai hơn 38 tuần tuổi đã phát triển đầy đủ và có thể sống bên ngoài môi trường tử cung của mẹ. Do đó, trẻ sinh ra ở tuần 39-41 sẽ khỏe mạnh và ít gặp biến chứng sau sinh.

Trẻ sinh trước 37 tuần được gọi là sinh non. Trẻ sinh non càng sớm thì càng có nguy cơ mắc các vấn đề về sức khỏe thể chất và tâm thần. Do đó sự phát triển của con thường tụt lại phía sau so với trẻ đủ tháng.

Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng không có nghĩa bé sinh non không thể phát triển bình thường và khỏe mạnh. Nhưng chắc chắn trẻ chào đời sớm sẽ cần nhiều thời gian hơn để bắt kịp sự phát triển so với những trẻ khác.

>>Xem thêm: Các Mốc Siêu Âm Thai Quan Trọng Mẹ Bầu Cần Lưu Ý

Các mốc phát triển của trẻ sinh non về ngôn ngữ

Trẻ nhỏ học ngôn ngữ ở các mức độ khác nhau. Đa số trẻ sơ sinh non đều phát triển khả năng này ở mức độ chậm hơn. So với trẻ đủ tháng, trung bình các bé sinh non gặp nhiều khó khăn hơn khi nói và hiểu những gì người khác nói với mình, dẫn đến chậm phát triển ngôn ngữ.

Tuy nhiên, không phải tất cả các bé thiếu tháng đều bị như vậy. Có nhiều trường hợp trẻ sinh non sở hữu khả năng kiểm soát ngôn ngữ một cách tuyệt vời. Bạn có thể giúp con học ngôn ngữ bằng cách đọc sách và hát cho bé nghe thường xuyên cũng như đáp lại con mỗi khi bé có phản ứng.

Trẻ sinh non phát triển thể chất và khả năng vận động

Trẻ sinh non tháng thường có xu hướng thấp và nhẹ cân hơn bé sinh đủ tháng. Nếu những đứa trẻ này bị bệnh nặng, đôi khi điều này có thể ảnh hưởng đến sự tăng trưởng của bé cho đến 12 tuổi. Nếu không, bé vẫn sẽ phát triển theo kịp bạn bè.

Khi bé ra đời, bác sĩ sẽ kiểm tra các dấu hiệu vận động cơ thể, khoảng 40% trẻ sinh non phát triển các vấn đề về:

  • Kỹ năng vận động tinh, ví dụ như cách xếp hình hoặc cầm bút chì.

  • Lên kế hoạch vận động, ví dụ như hiểu, lập kế hoạch, tránh né các chướng ngại vật.

  • Quan sát bằng mắt kết hợp vận động tay như viết hoặc vẽ.

  • Kỹ năng vận động xúc cảm như cảm giác được sức nặng của 1 ly nước hoặc nhấc hộp bánh lên mà không để bị rơi vãi.

Trẻ sinh non có thể biết ngồi vào khoảng 6 tháng, biết bò vào khoảng 9 tháng và biết đi khoảng 12 tháng. Tuy nhiên, không phải trẻ nào cũng đạt được đúng vào thời điểm này mà có thể nhanh hoặc chậm hơn.

Biểu hiện các mốc phát triển cuản trẻ sinh non về khả năng suy nghĩ và học hỏi

Các mốc phát triển của trẻ sinh non mẹ cần chú ý để con phát triển đầy đủ và toàn diện
Các mốc phát triển của trẻ sinh non mẹ cần chú ý để con phát triển đầy đủ và toàn diện

Phần lớn trẻ thiếu tháng vẫn có khả năng suy nghĩ và học hỏi như bình thường. Tuy nhiên, vẫn có những hạn chế trong kỹ năng suy nghĩ của bé và bạn chỉ nhận ra điều đó khi con đến tuổi đi học. Đó là khi trẻ cần phải tập trung kỹ năng tư duy vào các hoạt động suy nghĩ nhằm giải quyết vấn đề. Nếu con yêu có điểm yếu ở một trong những lĩnh vực này thì bé sẽ gặp khó khăn khi tập đọc chữ và cần được hỗ trợ thêm.

Có khá nhiều vấn đề trong quá trình trẻ sinh non phát triển kỹ năng tư duy, chẳng hạn như gặp khó khăn khi phải lên kế hoạch, tập trung sự chú ý vào công việc. Tuy nhiên, bạn có thể giúp con yêu cải thiện những rắc rối ở trên nếu tạo cho bé một môi trường an toàn.

>>Xem thêm: Các Cột Mốc Phát Triển Của Trẻ Nên Đạt Được Trước 1 Tuổi

Kỹ năng giao tiếp, cảm xúc được thể hiện tại các mốc phát triển của trẻ sinh non

Khóc là cách để trẻ sơ sinh ra tín hiệu cho bố mẹ biết nhu cầu của mình. Tuy nhiên, các bé nằm trong khu vực chăm sóc tích cực sơ sinh có xu hướng không khóc nhiều, ngoại trừ trường hợp quá trình chữa bệnh có những hành động gây đau đớn, bé mới khóc.

Năm đầu tiên sau khi chào đời, trẻ thiếu tháng phần lớn sẽ dành thời gian chỉ để ngủ thay vì giao tiếp. Bé cũng dễ cáu kỉnh hoặc ít tập trung chú ý. Ngoài ra, con thường khó giữ bình tĩnh, ăn uống không ngon, ngủ kém. Do vậy, bé cần được chú ý quan sát nhằm có biện pháp hỗ trợ tâm lý kịp thời.

Trên đây là những chia sẻ về cột mốc phát triển của trẻ sinh non quan một số khía cạnh. Nếu lo lắng đến quá trình phát triển của trẻ sinh thiếu tháng, bạn hãy theo dõi các biểu hiện hoặc tìm hiểu thông tin từ bác sĩ chuyên khoa để giúp con phát triển an toàn và toàn diện nhất mẹ nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *