Sự phát triển ngôn ngữ của trẻ là một trong những yếu tố hết sức quan trọng. Ảnh hưởng rất nhiều đến khả năng giao tiếp sau này của trẻ. Biết cách giúp trẻ phát triển khả năng ngôn ngữ là điều rất cần thiết để xây dựng một nền tảng vững chắc giúp trẻ trong tương lai. Cùng tìm hiểu các giai đoạn phát triển ngôn ngữ của trẻ qua bài viết dưới đây để hiểu thêm nhiều hơn về quá trình phát triển của trẻ.
Các giai đoạn phát triển ngôn ngữ của trẻ nhỏ

Giai đoạn 1 từ 3 tới 12 tháng tuổi
Trong giai đoạn này, con bạn đã bắt đầu hình thành những cảm xúc cơ bản như yêu, giận và thương. Cũng trong giai đoạn này, con bạn đã biết hồi đáp lại bằng những tiếng bập bẹ, ê a. Khi thấy con bập bẹ giống với bất kỳ từ nào, hãy động viên con nói lặp lại từ đó. Bập bẹ là ngôn ngữ đầu tiên hình thành ở trẻ. trong giai đoạn này bé sẽ phản ứng khi được gọi tên và thậm chí đã có thể nói được những tiếng đơn giản như bố mẹ…
Giai đoạn từ 12 tới 18 tháng tuổi
Trong giai đoạn này trẻ sẽ cố gắng bắt chước theo những gì bạn nói. Trẻ cũng sẽ bắt đầu thích được nói chuyện và cố gắng giao tiếp thường xuyên hơn. Vậy nên bố mẹ hãy khuyến khích con nói chuyện bằng cách đáp lại bé. Đồng thời trò chuyện với con thường xuyên hơn để giúp bé làm quen thêm được nhiều từ và câu mới.
Giai đoạn từ 18 tháng tới 2 tuổi
Từ 18 tháng tuổi trở đi vốn từ của trẻ đã tăng lên rất nhiều. Trong giai đoạn này, trẻ có thể nói và hiểu được khá nhiều từ. Bé cũng đã bắt đầu có thể xâu chuỗi các từ ngữ thành một câu ngắn. Mặc dù mỗi đứa trẻ có sự phát triển ngôn ngữ khác nhau. Nhưng nếu trẻ không thể nói được những từ ngữ đơn giản ở giai đoạn này, bố mẹ nên đưa trẻ đến gặp chuyên gia để được hướng dẫn thêm.

Giai đoạn từ 2 tới 3 tuổi
Đến giai đoạn này, trẻ đã tích lũy được tương đối nhiều vốn từ vựng. Bé đã có thể nói được những câu dài hơn và hiểu được những điều bạn nói tốt hơn. Khả năng giao tiếp của trẻ lúc này đã tăng lên đáng kể, những người xung quanh sẽ có thể hiểu những gì trẻ đang nói.
Giai đoạn từ 3 tới 5 tuổi
Từ 3 đến 5 tuổi, trẻ bắt đầu tò mò về thế giới xung quanh. Trẻ sẽ hỏi bạn nhiều câu hỏi và nói những câu có ngữ pháp phức tạp hơn. Đây là khoảng thời gian tuyệt vời để bố mẹ khuyến khích trẻ đọc sách. Việc này sẽ góp phần làm phong phú vốn từ và cải thiện ngữ pháp của trẻ.
Giai đoạn từ 5 tới 6 tuổi
Bây giờ, trẻ đã có thể hiểu được những gì bố mẹ, thầy cô giảo hỏi và trả lời một cách mạch lạc. Trẻ cũng có thể nhận biết. Và hiểu nghĩa của nhiều từ hơn và sử dụng chúng một cách linh hoạt. Bố mẹ nên dành nhiều thời gian hơn để nói chuyện hoặc cùng trẻ đọc sách vì chúng rất tốt cho việc cải thiện vốn từ vựng và ngữ pháp của bé.
>>Xem Thêm: Dạy Con Theo Kiểu Nhật – Kỷ Luật Không Nước Mắt
Những cách thúc đẩy sự phát triển ngôn ngữ của trẻ
Trong những giai đoạn này, bố mẹ nên khuyến khích trẻ tham gia các hoạt động vui chơi đơn giản khác nhau để phát triển khả năng ngôn ngữ. Dưới đây là một vài hoạt động giúp thúc đẩy khả năng ngôn ngữ của trẻ ngay từ khi còn nhỏ.
Cho trẻ đọc sách

Bố mẹ khuyến khích trẻ đọc sách hay đọc sách cho trẻ trước khi đi ngủ. Đó là một trong những cách tốt nhất giúp trẻ làm quen với từ mới. Bố mẹ nên đọc sách hoặc truyện cho con nghe từ khi còn bé để tạo dần thói quen sau này cho trẻ.
Trò chuyện cùng trẻ
Mặc dù khi nhỏ, trẻ chưa thể đáp lại bố mẹ một cách rõ ràng, rành mạch. Nhưng bố mẹ vẫn nên trò chuyện với trẻ thường xuyên. Việc này sẽ dần tạo cho trẻ thói quen lắng nghe và cũng thôi thúc trẻ có phản xạ đáp lại.
Nghe nhạc
Việc cho trẻ nghe nhạc có thể giúp trẻ biết thêm một số từ ngữ nhất định. Việc hát theo những bài hát có thể giúp trẻ nói chuyện một cách rõ ràng và rành mạch hơn.
Sửa lỗi giúp trẻ
Khi trẻ vẫn chưa nói chuyện một cách rành mạch, rõ ràng. Thì bố mẹ có thể lắng nghe và sửa lỗi cho trẻ bằng cách chỉ ra lỗi phát âm sai. Ngữ pháp chưa chính xác và yêu cầu bé lặp lại.
Cho trẻ đi chơi
Bố mẹ nên đưa trẻ đi ra bên ngoài chơi thường xuyên thay vì suốt ngày ở nhà. Việc vui chơi ở môi trường mới giúp sẽ khám phá và học hỏi được nhiều thứ xung quanh hơn. Bé sẽ thường thắc mắc rất nhiều khi vui chơi và đây là cơ hội để bố mẹ cải thiện vốn từ vựng của trẻ
Giới thiệu từ mới cho trẻ
Bố mẹ không nên cố dạy trẻ quá nhiều từ ngữ mới cùng lúc. Hãy dần dần thêm từ mới vào trong các cuộc trò chuyện để bé có thể hiểu và nhớ chúng một cách dễ dàng hơn.
>>Xem Thêm: Cách Dạy Con Học Lớp 2 Ở Nhà Tự Giác Nhất
Trên đây là những giai đoạn và cách thúc đẩy sự phát triển ngôn ngữ của trẻ. Các bậc phụ huynh cần nắm rõ và dần dần hướng dẫn cho trẻ. Giúp trẻ phát triển một cách toàn diện nhất.
Tin cùng chuyên mục:
Sữa công thức là gì? Liều lượng sữa chuẩn cho bé theo độ tuổi mẹ nên biết
Trẻ bị rối loạn tiêu hóa nên ăn gì và kiêng gì cha mẹ có biết?
Hành Trình Phát Triển Trí Não Của Trẻ Qua Từng Giai Đoạn
Chiều Cao Cân Nặng Tiêu Chuẩn Của Trẻ Từ 0 – 10 Tuổi