Các Giai Đoạn Phát Triển Của Trẻ Sơ Sinh Trong Năm Đầu Đời

Trong năm đầu đời, trẻ sẽ học cách tiếp cận, khám phá và tìm hiểu về những điều xung quanh mình. Trong giai đoạn này, trẻ cũng đang phát triển mối liên kết giữa cha mẹ và những người khác như một phần về cảm xúc. Trong bài viết dưới đây sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn về các giai đoạn phát triển của trẻ sơ sinh trong năm đầu đời.

1. Giai đoạn trẻ từ 1 đến 3 tháng tuổi

các giai đoạn phát triển của trẻ
1 – 3 tháng tuổi là giai đoạn cơ thể và não bộ của trẻ tập làm quen với thế giới xung quanh

Trong giai đoạn phát triển đầu đời này. Cơ thể và não bộ của trẻ sơ sinh đang học làm quen với thế giới bên ngoài. Từ khi vừa sinh ra đến ba tháng đầu trẻ có thể:

  • Trong vòng 3 tháng đầu trẻ sẽ học cách phản hồi lại mọi thứ xung quanh

  • Trẻ sẽ cố gắng để nâng đầu lên 1 xíu để được nằm sấp

  • Trẻ sẽ chăm chú nhìn theo những đồ vật hoặc hành động dễ gây sự chú ý

  • Đưa tay lên miệng mút

  • Cầm nắm đồ vật

  • Dơ tay chạm và nắm vào những đồ vật trong tầm mắt

>> Xem Thêm: Mẹ Nhàn Tênh Với Cách Dạy Con Kiểu Nhật Giai Đoạn 0 tuổi

2. Giai đoạn trẻ từ 4 đến 6 tháng tuổi

Trong những tháng này, các bé thực sự đã dần nhận biết và học cách tiếp cận với thế giới xung quanh chúng. Trẻ đã có thể nắm chặt đồ vật xung quanh bằng tay. Và tạo ra những âm thanh như tiếng nói hay tiếng cười một cách rõ nét. Từ 4 đến 6 tháng tuổi, bé có thể sẽ:

  • Lật qua lật lại

  • Phát ra âm thanh chưa rõ ràng, bé phun phì phì hay dùng môi và lưỡi để tạo ra nhiều âm thanh khác nhau

  • Cười thành tiếng

  • Đưa tay ra và cầm nắm những đồ vật trong tầm mắt

 3. Giai đoạn trẻ từ 7 đến 9 tháng tuổi

Trong giai đoạn nửa cuối năm đầu tiên, trẻ sẽ hoạt động và di chuyển nhiều hơn. Trẻ sẽ lê lết hoặc bò trườn đến vị trí đã xác định trước, trẻ sẽ mất vài tháng để khám phá và học cách bò tiến lên hoặc bò lùi xuống. Cha mẹ nên dành thời gian để ở bên con tận hưởng khoảng thời gian này.

  • Trẻ bắt đầu có thể tự ngồi được mà không cần hỗ trợ

  • Trẻ có thể bò bằng tay và đầu gối , rồi dần dần thành thạo

  • Trẻ có thể hồi đáp lại và phản ứng với những từ quen thuộc, chẳng hạn như tên của trẻ.

  • Trẻ biết vỗ tay và thích chơi những trò chơi như ú òa, tìm đồ vật

4. Giai đoạn 4: trẻ từ 10 đến 12 tháng tuổi

các giai đoạn phát triển của trẻ
Giai đoạn 10 đến 12 tháng tuổi trẻ đã biết cầm muỗng và thành thạo các kỹ nằng cầm nắm

Giai đoạn cuối trong năm đầu đời của trẻ, là giai đoạn đánh dấu quá trình chuyển đổi rõ rệt từ trẻ sơ sinh sang em bé. Giai đoạn này, trẻ đang học cách:

  • Trẻ bắt đầu biết tự ăn bằng muỗng, trẻ thành thạo các kỹ năng cầm nắm hơn, có thể cầm chắc đồ vật bằng ngón trỏ và ngón cái

  • Trẻ sẽ ngủ 1 – 2 tiếng vào ban ngày, bố mẹ nên cho trẻ ngủ vào buổi trưa sau khi ăn để trẻ có thể tỉnh táo vào buổi chiều

  • Trẻ đã có thể nói một hoặc hai từ đơn giản như bố, mẹ… Trung bình trẻ sẽ nói được khoảng 3 từ trước sinh nhật đầu tiên, tuy nhiên điều này còn phụ thuộc vào sự phát triển kỹ năng của từng trẻ

  • Trẻ biết chỉ vào đồ vật mà trẻ muốn rồi nhìn bố mẹ để thu hút sự chú ý

  • Trẻ bắt đầu bắt chước theo những hành động của người lớn, như giả vờ nghe điện thoại, chải tóc

  • Ở giai đoạn này bé đã có những đặc điểm tính cách riêng biệt. Với bé thích giao tiếp, bé sẽ mỉm cười khi được người khác bắt chuyện. Còn với bé khá nhút nhát, rụt rè thì thường giấu mặt đi khi có người khác đến trò chuyện.

>>Xem Thêm: Cai Sữa Mẹ Cho Bé 1 Tuổi Nên Hay Không?

Kết luận

Trên đây các giai đoạn phát triển của trẻ sơ sinh mà bố mẹ nào cũng nên tham khảo. Thực tế không có một giai đoạn nào là chính xác tuyệt đối để trẻ thực hiện các kỹ năng của bản thân. Nếu trẻ chưa đạt được những kỹ năng theo các giai đoạn trên, thì bố mẹ cũng không nên quá lo lắng bởi đây là điều hoàn toàn bình thường trong sự phát triển của trẻ sơ sinh.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *