Những mốc phát triển luôn là những tiêu chí quan trọng để có thể đánh giá nhận thức, thể chất của trẻ. Vì vậy, các bậc phụ huynh cần theo dõi để không bỏ sót bất kỳ mốc nào của bé. Vậy các cột mốc phát triển của trẻ cần đạt trước 1 tuổi gồm những gì? Mời mẹ cùng theo dõi ngay bài viết sau đây nhé!
Các cột mốc phát triển của trẻ 2 tháng tuổi

Với trẻ được 2 tháng tuổi, các mốc phát triển về xã hội – tình cảm và khả năng ngôn ngữ bé cần đạt như sau:
Xã hội và tình cảm:
-
Bắt đầu biết mỉm cười với người đối diện.
-
Giữ được bình tĩnh trong một thời gian ngắn. Đôi khi bé đưa tay lên miệng và mút trong vô thức.
-
Cố gắng nhìn bố mẹ – những người thân quen nhất với trẻ.
Về khả năng ngôn ngữ:
-
Trẻ có thể phát âm thanh rúc rích.
-
Hướng đầu về phía có tiếng động lớn.
Nhận thức:
-
Khuôn mặt biểu hiện sự chú ý, quan tâm.
-
Bắt đầu quan sát mọi thứ bằng mắt và có thể nhận được người ở xa.
-
Có thể tỏ ra buồn chán (như nhăn mặt, quấy khóc).
Phát triển thể chất:
-
Trẻ đã có thể ngẩng đầu lên khi nằm sấp.
>> Xem thêm: Giúp Mẹ Biết Các Mốc Phát Triển Của Trẻ Sinh Non
Sự thay đổi khi trẻ 6 tháng tuổi
Xã hội và tình cảm:
-
Thích chơi với người khác, nhất là bố mẹ.
-
Tỏ vẻ hạnh phúc và đáp lại biểu hiện cảm xúc của mọi người.
-
Thích ngắm nhìn mình trong gương.
Khả năng giao tiếp:
-
Phản ứng lại với các âm thanh nghe được.
-
Có thể bập bẹ các nguyên âm “ah”, “eh”, “oh” và các phụ âm như “m”, “b” thành tiếng và thích gọi với theo bố mẹ.
-
Phản ứng đáp lại khi được gọi bằng tên riêng hoặc biệt danh ở nhà mọi người hay gọi.
-
Biết thể hiện niềm vui và sự không hài lòng bằng âm thanh.
Nhận thức:
-
Nhìn mọi thứ xung quanh một cách chú ý hơn
-
Đưa đồ vật lên miệng và tò mò cả những thứ ngoài tầm với.
Phát triển thể chất:
-
Có thể lăn người qua lại từ trước ra sau.
-
Bé cũng bắt đầu biết ngồi vững vàng hơn.
-
Khi đứng, bé có thể dùng chân để nâng đỡ trọng lượng cả cơ thể.
>> Xem thêm: Review Sữa Công Thức Cho Bé Trên 1 Tuổi Phát Triển Tốt
Các cột mốc phát triển của trẻ 9 tháng tuổi

Xã hội và tình cảm:
-
Có cảm giác sợ người lạ, thường bám víu vào cha mẹ nhiều hơn.
Khả năng ngôn ngữ:
-
Hiểu những câu phủ định.
-
Tạo ra được nhiều âm thanh khác nhau để gọi như “mama”, “baba”.
-
Bắt chước cử chỉ và âm thanh của người khác.
-
Có thể sử dụng ngón tay để trỏ vào một vật nào đó.
Nhận thức:
-
Biết tìm kiếm những vật mà bố mẹ cố tình giấu trẻ.
-
Cho đồ vật vào trong miệng.
-
Chuyển đồ vật từ tay này sang tay kia một cách nhuần nhuyễn hơn.
-
Biết cầm nắm bằng 2 ngón cái và cả ngón trỏ.
Phát triển thể chất:
-
Đứng và giữ nguyên tư thế được một khoảng thời gian nhất định. Trẻ có thể ngồi vào ghế, xe đẩy vững hơn.
-
Kéo giật về để đứng dậy.
-
Có thể bò thuần thục hơn.
Mốc phát triển của trẻ 12 tháng cần đạt
Xã hội và tình cảm:
-
Nhút nhát và tỏ ra có chút lo lắng khi gặp người lạ.
-
Khóc khi người thân rời đi.
-
Bày tỏ niềm yêu thích với những người hoặc đồ vật nào đó.
-
Thể hiện sự sợ hãi nếu gặp tình huống lạ.
-
Lấy sách đưa cho bố mẹ nếu bé muốn được nghe kể chuyện.
-
Lặp lại âm thanh hay hành động để thu hút sự chú ý của mọi người.
-
Đưa duỗi cánh tay hoặc chân ra khi bố mẹ giúp mặc quần áo.
Khả năng ngôn ngữ:
-
Phát ra những âm thanh đơn giản để đáp lại người khác.
-
Sử dụng những cử chỉ đơn giản như lắc đầu hay vẫy tay tạm biệt.
-
Tạo ra một số âm thanh và có thể thay đổi về âm điệu.
-
Gọi “mama” và ”baba” thuần thục hơn.
-
Cố gắng nhại lại những lời mà mọi người xung quanh đang nói.
Nhận thức của trẻ:
-
Khám phá mọi thứ theo những cách khác nhau như lắc ngoáy, đập, ném đồ.
-
Dễ tìm thấy những đồ vật đã được đem cất giấu.
-
Nhìn chăm chú vào hình ảnh hoặc đồ vật khi nhắc tên chúng.
-
Bắt chước theo cử chỉ, hành động của người khác.
-
Đập, cọ 2 vật vào nhau.
-
Có thể nhận biết và làm theo được một số mệnh lệnh đơn giản, như “Nhặt đồ chơi lên”…
Phát triển thể chất:
-
Tự di chuyển đến vị trí bất kỳ để trẻ ngồi.
-
Dùng tay níu giữ đồ đạc trẻ muốn.
-
Có thể tự đi được một vài bước và đứng một mình.
Trên đây là những cột mốc phát triển của trẻ 1 tuổi cần đạt được. Hy vọng các bé nhà mẹ sẽ đạt được mức phát triển khỏe mạnh nhất nhé!
Tin cùng chuyên mục:
Sữa công thức là gì? Liều lượng sữa chuẩn cho bé theo độ tuổi mẹ nên biết
Trẻ bị rối loạn tiêu hóa nên ăn gì và kiêng gì cha mẹ có biết?
Hành Trình Phát Triển Trí Não Của Trẻ Qua Từng Giai Đoạn
Chiều Cao Cân Nặng Tiêu Chuẩn Của Trẻ Từ 0 – 10 Tuổi