Tính cách trẻ hình thành do quá trình dạy dỗ của những người lớn xung quanh. Nhiều gia đình quá yêu thương chiều chuộng bé nên bé có thói ăn vạ, hờn dỗi,…khi đòi một thứ gì đó mà không được đáp ứng ngay lập tức. Có những bé ăn vạ, hờn dỗi khiến người lớn bó tay không có cách nào dỗ dành được. Đây là tính cách xấu và cha mẹ cần phải sửa đổi ngay cho bé. Sau đây là các cách xử lý khi trẻ hờn dỗi ăn vạ hiệu quả nhất, mời các bậc phụ huynh tham khảo để có cách xử lý hiệu quả nhất
1. Trẻ hờn dỗi phải làm như thế nào

Trước hết bố mẹ cần tìm hiểu tại sao bé lại hay hờn dỗi. Mỗi lần như vậy bố mẹ đã dùng những biện pháp gì, có hiệu quả không. Liệu bé đã nhiễm thói quen hờn dỗi, ăn vạ khi không vừa ý mình để đạt được điều mình mong muốn.
Điều quan trọng là bố mẹ cần hiểu các hành vi của bé và xem con thực sự mong muốn điều gì rồi tìm ra cách xử trí hợp lý với từng tình huống cụ thể:
Giúp trẻ nói ra tâm trạng và ôm con vào lòng
Trong thực tế thì trẻ có nhiều hình thức và cấp độ “ăn vạ” khác nhau. Nếu như đó chỉ là những hờn dỗi thông thường. Do muốn làm mọt việc gì đó nhưng không tự làm được nên hờn dỗi. Thì cách tốt nhất mà bố mẹ làm hãy giúp trẻ nói ra suy nghĩ, tâm trạng của mình. Rồi ôm con vào lòng để trẻ cảm thấy được an ủi rồi dần dần hết hờn dỗi.
Khi trẻ hờn dỗi hãy đánh lạc hướng của trẻ
Có một sự thật là khi không nhìn thấy hoặc không nghĩ tới thứ gì đó thì trẻ sẽ không đòi nữa. Chính vì vậy, bố mẹ cần phải nắm bắt tâm lý này của trẻ. Để có thể tránh những cơn mè nheo, ăn vạ không đáng có
Bố mẹ biết chắc khi cho trẻ đi chơi nhà người khác hay vào siêu thị, khi trẻ nhìn thấy đồ chơi. Trẻ nhất định sẽ đòi lấy cái này, mua cái kia. Vậy thì bố mẹ hãy đánh lạc hướng của trẻ bằng cách dẫn trẻ vào khu bán quần áo. Hoặc đồ ăn, cùng trẻ chọn những món đồ để tránh cho trẻ nhìn thấy hoặc nghĩ về nó
Không nói chuyện và lờ bé đi
Không phải đứa trẻ nào cũng thích nhỏ nhẹ và chấp nhận thỏa hiệp nhanh chóng. Một số trẻ cứ thích cái gì là phải đòi bố mẹ cho bằng được, nếu không thì lăn đùng ra giãy dụa và la hét. Tiêu cực hơn, thậm chí còn xâm hại cả bản thân khiến mẹ vô cùng lo lắng.
Với những trẻ có cá tính mạnh mẽ như vậy, điều bố mẹ cần làm là cho con thấy sự cứng rắn của mình. Hãy bình tĩnh, dù ở nơi công cộng hay ở nhà, mẹ nên thể hiện rõ thái độ này.
Nếu đang ở nơi công cộng, để tránh làm phiền người xung quanh. Hãy đưa bé ra chỗ nào ít người để bé khóc trong khi bố mẹ có thể đi ra chỗ khác những vẫn phải để trẻ trong tầm quan sát. Khi bé thấy bố mẹ bỏ đi, chắc chắn sẽ chạy theo vì sợ bị bỏ lại. Lúc này, hãy bế con lên rồi tìm một chỗ để hai mẹ con có thể trò chuyện.
Nếu là ở nhà, khi bé hờn dỗi ăn vạ. Bố mẹ hãy để bé đứng chỗ nào mà không ảnh hưởng tới công việc của mọi người trong gia đình. Quan sát cho tới khi bé đã chán việc khóc lóc thì lúc đó hãy vào ôm con vào lòng dỗ dành và giải thích cho con hiểu
2. Mẹo xử lý khi trẻ hờn dỗi hiệu quả
Phớt lờ trẻ khi trẻ hờn dỗi

Lỗi của phụ huynh phần lớn là do việc thể hiện sự quan tâm khi con cư xử xấu. Mỗi khi trẻ ăn vạ, khóc lóc, giận dỗi, chúng ta xúm vào dỗ dành, giải thích,… mọi phản ứng dù là nhượng bộ hay phản đối hành động của trẻ, đều khiến cho trẻ nhận ra chúng đang “được quan tâm” và càng tiếp tục. Hãy thử tỏ thái độ “phớt lờ”. Khi trẻ phát ra tín hiệu mà không thấy cha mẹ hồi đáp, các bé sẽ chán. Và biết cách chấm dứt tình trạng đòi hỏi trong hòa bình.
Không nên bỏ qua
Phớt lờ bé lúc bé đang đỉnh điểm “ăn vạ” không có nghĩa là bố mẹ sẽ bỏ qua chuyện này. Sau khi bé trở lại bình tĩnh, các mẹ nên ôm bé vào lòng. Và giải thích cho bé hiểu hành động vừa rồi của bé là không tốt .Và tại sao bố mẹ lại phản đối để bé hiểu được vấn đề.
Bản thân bố mẹ phải “mẫu mực”
Khi con quấy khóc, bản thân bố mẹ cũng bực bội, la hét và khó chịu? Như vậy, bố mẹ đã vô tình xây dựng hình tượng xấu mà con rất dễ bắt chước. Thay vì thế, cần giữ thái độ bình tĩnh, mềm mỏng. Nhưng dứt khoát cương quyết khi dạy bảo con lúc con hờn dỗi, ăn vạ. Nếu cảm thấy khó kiềm chế cảm xúc, hãy ra ngoài thư giãn, những vẫn đảm bảo bé trong tình trạng an.
Kết Luận
Mỗi đứa trẻ có một cá tính khác nhau, bố mẹ cần phải sáng suốt, cứng rắn, có nguyên tắc rõ ràng. Sau tất cả những con hờn dỗi ăn vạ của con. Hãy dùng tình yêu thường để nói chuyện, giải thích cho con hiểu và vỗ về con. Tuyệt đối không vì thiếu kiên nhẫn mà đánh con. Vì như thế sẽ khiến trẻ trở lên lì lợm khó bảo. Hy vọng rằng với các cách xử lý trên sẽ giúp bố mẹ có thêm nhiều cách để dạy con hữu ích. Giúp bé từ bỏ được những tật xấu, hình thành tính cách tốt cho bản thân.
Tin cùng chuyên mục:
Sữa công thức là gì? Liều lượng sữa chuẩn cho bé theo độ tuổi mẹ nên biết
Trẻ bị rối loạn tiêu hóa nên ăn gì và kiêng gì cha mẹ có biết?
Hành Trình Phát Triển Trí Não Của Trẻ Qua Từng Giai Đoạn
Chiều Cao Cân Nặng Tiêu Chuẩn Của Trẻ Từ 0 – 10 Tuổi