Dạy con cách tiêu tiền và hiểu được giá trị đồng tiền thực sự là một thử thách đối với không ít bố mẹ. Phần lớn các ông bố bà mẹ rất giỏi trong việc dạy con cách cư xử đúng mực. Phòng tránh tai nạn nhưng lại không biết làm thế nào dạy con cách tiêu tiền hợp lý. Vậy, thế làm thế nào để hướng dẫn con bạn tiêu tiền khôn ngoan và hoàn toàn tự chủ? Dưới đây là những điều cần làm khi cha mẹ dạy kỹ năng sử dụng tiền cho trẻ giúp bạn không còn cảm thấy vất vả mỗi khi dạy con!

1.Giáo dục tài chính cho trẻ bằng cách dạy con phân biệt nhiều mặt đồng tiền
Tiền đóng những “vai” khác nhau trong cuộc sống hàng ngày, thể hiện ở hai mặt: tiêu dùng và tiết kiệm. Bạn hãy chuẩn bị ba chiếc lọ được dán nhãn khác nhau: tiết kiệm, chi tiêu, làm từ thiện.
Bất cứ khi nào trẻ kiếm được tiền từ làm việc nhà hay từ quà sinh nhật. Hãy nhắc trẻ chia nhỏ số tiền đó thành các phần bằng nhau và để vào trong lọ. Hành động này không có gì to tát nhưng đủ để trẻ hiểu rằng: khi cầm một món tiền trong tay, chỉ cần tiêu một khoản nhỏ, còn quan trọng hơn là tiết kiệm và giúp đỡ người khác.
Mặc dù chúng ta nên sớm chỉ cho con biết về giá trị của đồng tiền. Nhưng với mỗi lứa tuổi nên có những bài học khác nhau. Đưa ra những bài học chung chung sẽ khiến cho việc dạy dỗ của bạn không hiệu quả. Khi con bạn biết đếm, hãy bắt đầu đề cập tới chuyện tiền bạc trong những buổi nói chuyện gia đình.
2. Kỹ năng sử dụng tiền đơn giản là để con phân biệt giữa “cần” và “muốn”
Một bộ đồ chơi mới ra sẽ khiến trẻ nóng lòng muốn sở hữu nó. Hãy giải thích cho con biết người lớn cần bao nhiêu thời gian mới có đủ tiền. Để mua món đồ chơi con đang thích. Bạn cần dạy có bé phân biệt thứ bé cần và thứ bé muốn.
Trước khi đưa bé đi mua sắm, bạn hãy ngồi xuống và cùng bé lập danh sách những thứ bé thích. Để bé thử tính toán tiền cho từng hạng mục. Sau đó bố mẹ hướng dẫn và phân loại cho con hiểu. Giúp con xác định việc ưu tiên nên mua đồ gì trước, đồ gì sau.
Bố mẹ có thể cùng con đi mua đồ, dạy con cách so sánh giá cả, chọn đồ phù hợp với nhu cầu và ngân sách của con. Những hoạt động này giúp con hình thành thói quen cân nhắc, tính toán khi mua hàng.
Ngoài ra, bạn cũng nên học cách nói “Không”. Cần để trẻ nghe thấy bạn từ chối lời mời mọc từ các nhân viên bán hàng như thế nào. Vì đó là một cách cho trẻ hiểu được chỉ mua cái mình “cần” chứ không phải mua cái mình “muốn”. Có vậy, trẻ mới đưa ra những quyết định chi tiêu sáng suốt từ khi còn nhỏ.
3. Để trẻ rút ra bài học sai lầm từ kỹ năng sử dụng tiền
Khi trẻ có tiền, hiển nhiên là chúng sẽ có nhiều sự lựa chọn. Và phải chịu trách nhiệm với những gì mà lựa chọn đó đem lại. Cứ để trẻ mắc sai lầm, vì chỉ có sai lầm mới là những bài học quý báu nhất. Cho trẻ đưa ra những quyết định tài chính khôn ngoan hơn.
Cha mẹ đóng vai trò quan trọng với con cái, kể cả khi họ có ảnh hưởng tiêu cực đi chăng nữa. Trẻ thường bắt chước cái chúng ta làm hơn cái chúng ta nói. Vì thế hãy ngừng thói quen mua sắm “bất tận” lúc rảnh rỗi. Nó sẽ khiến con bạn nghĩ rằng tiền là một “tài nguyên vô hạn” và tiêu tiền thoả thích thật là vui.
Các bậc phụ huynh cũng không nên quá lo lắng khi con mình chưa thực hiện tốt việc quản lý và sử dụng tiền. Tất cả mọi việc đều phải có quá trình, và việc rèn luyện tính kỷ luật cần thực hiện theo từng bước nhỏ.

4. Dạy con biết cách tiết kiệm thì sẽ biết cách chi tiêu
Trước hết, hãy để trẻ tiết kiệm tiền rồi mới để trẻ tiêu chúng. Bỏ tiền để mua cái mình muốn sẽ khiến trẻ rất thích thú. Nhưng song song đó là cảm giác mất mát một thứ gì đó “vô cùng lớn lao”. Hãy khuyến khích con tiếp tục tiết kiệm, đó mới là điều quan trọng nhất lúc này.
Thứ hai, bạn có thể để trẻ làm chủ tài chính qua những công việc nhà hàng ngày. Đưa con một danh sách và để trẻ tự chọn cái nào cần mua. Nếu con bạn lớn hơn một chút, chỉ cần đưa một vài thứ trong danh sách đó và để con tìm nơi nào bán với giá tốt nhất.
Đây là nguyên tắc về kỷ luật đầu tiên mà con bạn cần phải thấm nhuần. Chúng ta chỉ đầu tư số tiền mà khi nếu có mất đi, cuộc sống của chúng ta không bị ảnh hưởng. Vì số tiền đầu tư là số tiền mà có thể mất đi hoặc có thể lấy lại sau một thời điểm không xác định.
Chỉ cần giúp con kiên trì thực hiện liên tục theo kế hoạch tài chính của các bé thì các con sẽ ngày càng hoàn thiện kỹ năng quản lý và sử dụng tiền. Chúc cha mẹ và các con có thêm nhiều kiến thức và kĩ năng sử dụng những đồng tiền nhỏ bé!
Tin cùng chuyên mục:
Sữa công thức là gì? Liều lượng sữa chuẩn cho bé theo độ tuổi mẹ nên biết
Trẻ bị rối loạn tiêu hóa nên ăn gì và kiêng gì cha mẹ có biết?
Hành Trình Phát Triển Trí Não Của Trẻ Qua Từng Giai Đoạn
Chiều Cao Cân Nặng Tiêu Chuẩn Của Trẻ Từ 0 – 10 Tuổi