Bí Quyết Giúp Bố Mẹ Dạy Trẻ Cách Chia Sẻ Với Những Người Xung Quanh

Chia sẻ là một trong những kỹ năng trong cuộc sống mà bố mẹ nên dạy trẻ càng sớm càng tốt. Nhưng khi ở độ tuổi còn quá nhỏ tâm lý của trẻ thường tỏ ra khá ích kỷ, không muốn chia sẻ đồ chơi hay đồ ăn của mình với người khác. Vậy nguyên nhân nào khiến trẻ có những biểu hiện như vậy và làm cách nào để dạy trẻ cách chia sẻ với những người xung quanh. Mời bài tham khảo qua bài viết dưới đây.

Tại sao trẻ lại không muốn chia sẻ với người khác

Hầu như đứa trẻ đều có suy nghĩ muốn được chiếm hữu nhiều hơn là chia sẻ với người khác..
Hầu như đứa trẻ đều có suy nghĩ muốn được chiếm hữu nhiều hơn là chia sẻ với người khác..

Trong cuộc sống hàng ngày, có những lúc bạn sẽ nghe thấy cậu con trai của mình hết lên ” đưa đây ” và giằng lấy quả bóng của một người bạn chơi cùng. Hay bạn có thể bị cô con gái của mình từ chối phũ phàng. Khi bạn đề nghị cho bạn chơi búp bê cùng. Bạn thấy con mình thật ích kỷ và cần phải loại bỏ tính xấu đó đi.

Tuy nhiên bố mẹ cần phải hiểu rằng tâm lý của một đứa trẻ thường. Hành động theo cách nhìn nhận của lứa tuổi mình đối với thế giới. Mà trong đó những đồ vật hay những món đồ chơi sẽ là của riêng chúng.

Nhưng không phải đứa trẻ nào cũng có tính như vậy, có một số đứa trẻ lại rất vui khi chia sẻ món đồ chơi mà mình yêu thích với người khác. Nhưng phần lớn trẻ đều có suy nghĩ muốn được chiếm hữu nhiều hơn. Vậy nên mẫu thuẫn giữa bọn trẻ có thể xảy ra xoay quanh việc cho và nhận, nên bố mẹ cần chuẩn bị tâm lý.

Muốn trẻ học được cách chia sẻ cần phải mất một khoảng thời gian. Bố mẹ hãy nói cho con những lợi ích khi con chia sẻ với người khác, từ đó xây dựng nền tảng cho việc giúp con hình thành đức tính tốt đẹp, khi con dần lớn lên.

>>Xem Thêm: Dấu Hiệu Nhận Biết Trẻ Kiêu Ngạo Mà Mẹ Nên Biết Để Tránh Sai Lầm

Các bí quyết giúp bố mẹ dạy trẻ cách chia sẻ với những người xung quanh

Nắm rõ thời điểm trẻ sẵn sàng chia sẻ

Đừng lúc nào cũng mong đợi con mình sẵn sàng chia sẻ tất cả mọi thứ. Mong đợi trẻ chia sẻ những đồ chơi là hợp lý, nhưng phải chắc rằng bạn mong đợi điều gì ở trẻ. Hãy đưa ra lý do hợp lý khi bắt chúng chia sẻ một món đồ chơi mới hay món đồ yêu thích.

Dạy trẻ từ bỏ không phải là vinh viễn

Hãy chắc chắn rằng trẻ hiểu chia sẻ chỉ làm tạm thời. Chia sẻ là khi cho phép người bạn mượn đồ của mình. Bố mẹ giải thích cho trẻ hiểu nó chỉ kéo dài trong lúc chơi và sau đó món đồ sẽ quay trở lại với trẻ. Chia sẻ sẽ trở nên dễ dàng hơn đối với trẻ khi chúng hiểu được rằng chúng không hề từ bỏ những gì thuộc về chúng.

Dùng cách diễn đạt khác nhau

Nếu trẻ luôn từ từ chối chia sẻ với người khác, hãy thử sử dụng các cách diễn đạt khác nhau. Thay vì bảo trẻ chia sẻ với người khác, hãy bảo trẻ cho mượn hay đổi lượt. Hãy giải thích cho trẻ, mượn chỉ là tạm thời. Và đổi lượt có nghĩa là sau khi bạn chơi xong sẽ tới lượt mình chơi. Đôi khi, trẻ không muốn chia sẻ là do trẻ không thật sự hiểu được phạm vi và ý nghĩa của từ đó.

Gần gũi với trẻ để dạy trẻ cách chia sẻ

Nghiên cứu chỉ ra rằng, những đứa trẻ được gần gũi nhiều với cha mẹ mình có xu hướng chia sẻ nhiều hơn. Trẻ cảm giác nhận đủ tình cảm và sự chú ý từ gia đình, từ đó ít tập trung vào đồ vật. Và trẻ cũng hiểu rằng chúng cần cho đi nhiều như những gì chúng nhận được. Trẻ em cần được an toàn trong vòng tay của gia đình. Sẽ có nhiều khả năng tiếp cận và rộng lượng với đứa trẻ khác.

Giải thích ý nghĩa của sự chia sẻ

Bố mẹ dạy trẻ cách chia sẻ giúp trẻ hiểu ý nghĩa của việc chia sẻ với người khác.
Bố mẹ dạy trẻ cách chia sẻ giúp trẻ hiểu ý nghĩa của việc chia sẻ với người khác.

Có thể trẻ còn quá nhỏ để hiểu, nhưng bố mẹ hãy cố giải thích cho con. Tại sao chia sẻ lại có ý nghĩa như vậy trong cuộc sống. Hãy để trẻ biết chia sẻ giúp trẻ có  những người bạn. Khiến trẻ trở thành những người tốt bụng, hào phóng và người khác sẽ tốt lại với trẻ.

Khen ngợi là bí quyết giúp  dạy trẻ cách chia sẻ hiệu quả

Mỗi khi trẻ chịu chia sẻ, dù đó là tự nguyện hay ép buộc, hãy khen ngợi chúng. Đừng thưởng cho trẻ những vật chất, điều này sẽ tạo tiền lệ xấu cho trẻ trong tương lai. Những lời khen ngợi là hoàn hảo vì nó làm cho trẻ cảm thấy đặc biệt. Đó là những gì trẻ tiếp tục nhận được khi trưởng thành. Và chia sẻ với các bạn cùng lớp hay đồng nghiệp.

>>Xem Thêm: Rèn Luyện Kỹ Năng Sống Bé 3 Tuổi Tinh Nhanh Và Sáng Tạo

Trên đây là các bí quyết giúp bố mẹ dạy trẻ cách chia sẻ với những người xung quanh. Hy vọng qua những thông tin trên ba mẹ sẽ chú ý và ghi nhớ lại những điều cần thiết để áp dụng cho con. Chúc các ba mẹ thành công.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *