8 Mốc Phát Triển Vàng Của Bé Bố Mẹ Cần Lưu Ý

Sẽ thật hạnh phúc khi những người làm cha mẹ được chứng kiến sự lớn lên và phát triển từng ngày của con. Đặc biệt là những thời khắc quan trọng, đánh dấu những bước ngoặt của cuộc đời trẻ. Như lúc trẻ biết cười, biết nói, biết đi,… Vì thế, bố mẹ cần phải chú ý đến những giai đoạn phát triển quan trọng của con. Điều đó sẽ giúp cha mẹ chắc chắn được rằng, trẻ đang phát triển rất bình thường và đúng hướng. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ đến các bậc phụ huynh 8 mốc phát triển vàng của bé đậc biệt cần lưu tâm.

Mốc phát triển vàng của bé
8 mốc phát triển vàng của bé mà bố mẹ cần lưu tâm

1. Giao tiếp bằng mắt (trẻ từ 6 – 8 tuần tuổi)

Khi được 6 – 8 tuần tuổi, các bé sẽ bắt đầu giao tiếp bằng mắt. Đây là một trong những giai đoạn vàng đầu tiên của trẻ mà bố mẹ cần lưu ý. Sẽ rất thú vị và hạnh phúc biết bao. Bé sẽ sử dụng ánh mắt để theo dõi những người xung quanh, nhìn những gì mà bạn làm và có thể tập trung vào bạn. Giao tiếp bằng mắt thể hiện được rằng, não của trẻ đang ghi nhận một gương mặt quen thuộc.

Có một số trẻ sẽ có hoạt động giao tiếp bằng mắt muộn hơn so với những bé khác. Tuy nhiên, cha mẹ cũng không nên quá lo lắng nếu bé bắt đầu giao tiếp bằng mắt khi được 3 tháng tuổi. Nếu trẻ vẫn chưa có biểu hiện gì đến thời điểm 3 tháng tuổi, phụ huynh nên cho con đi kiểm tra thị lực.

>> Xem thêm: Top 3 Sữa Công Thức Dành Cho Trẻ Sơ Sinh Tốt Nhất

2. Mỉm cười thân thiện (thời điểm 8 tuần tuổi)

Nụ cười của trẻ đánh dấu cột mốc phát triển của trẻ khác lạ hơn. Nó như một dấu hiệu cho biết những phần khác nhau trong não bộ của bé đang hoàn thiện dần. Đồng thời cũng chỉ ra được sự phát triển về mặt tình cảm. Cha mẹ có thể phân biệt được cảm giác buồn của bé khi không thấy mẹ, hay niềm vui của con khi được ở bên bạn.

3. Trẻ biết lẫy (2 – 3 tháng tuổi)

Khi đươc 2 – 3 tháng tuổi, bé sẽ bắt đầu tập lẫy. Trong giai đoạn này, trẻ có thể chuyển người sang tư thế nằm úp. Sau đó có xu hướng di chuyển lên phía trước và lùi lại về phía sau. Tuy nhiên, lúc này trẻ vẫn chưa đủ lực nên chỉ xoay xung quanh ở 1 vị trí. Khi bé đã đủ chắc, những chuyển động này có thể khiến trẻ trườn được. Khi con bắt đầu biết lật mình và trườn mình, cha mẹ cần chú ý đến con để tránh tai nạn.

Mốc phát triển vàng của bé
Bé sẽ bắt đầu tập lẫy khi được 2 – 3 tháng tuổi

4. Cầm đồ vật (từ 3 tháng tuổi)

Trẻ mới sinh cũng sẽ có phản ứng cầm đồ vật bẩm sinh. Đây cũng chính là lý do tại sao khi cha mẹ chạm vào lòng tay của trẻ, trẻ sẽ dùng những ngón tay để nắm lấy tay của bạn. Khi được 3 tháng tuổi, bé sẽ phát triển hơn trong sự kết hợp của cả tay và mắt. Vì thế mad trẻ sẽ cố gắng với lấy và cầm chặt những đồ vật mong muốn. Ở độ tuổi này, cha mẹ có thể thấy được rằng, nếu trẻ làm rơi đồ vật ở trên tay sẽ cố gắng để nhặt chúng lên.

5. Tồn tại độc lập (giai đoạn hơn 5 tháng tuổi)

Khi bước vào giai đoạn gần 6 tháng tuổi, bé bắt đầu hiểu hơn về khái niệm của việc giữ chặt và giấu đồ vật. Có nghĩa là, trẻ sẽ hiểu được rằng, những đồ vật đó vẫn sẽ ở đây, vẫn ngay bên cạnh mình, thậm chí ngay cả khi chúng có được giấu đi ở đâu đó. Đây cũng là lý do tại sao các bé ở lứa tuổi này thường thích chơi ú òa.

6. Ngồi (từ 4 – 8 tháng tuổi)

Hẫu hết những trẻ bắt đầu jocj ngồi trong khoảng từ 4 – 8 tháng tuổi. Đó là lúc mà trẻ đã thành thạo việc lẫy và giữ cho đầu ngẩng lên được. Khi được 8 tháng tuổi, trẻ sẽ có thể tự ngồi trong một vài phút mà không cần sự giúp đỡ.

Mốc phát triển vàng của bé
Giai đoạn sau 8 tháng tuổi trẻ có thể tự ngồi mà không cần ai giúp đỡ

7. Bò (6 – 10 tháng tuổi)

Khi trẻ biết ngồi, chỉ một thời gian sau đó sẽ tò mò về không gian của ngôi nhà. Vì thế, bé bắt đầu tập bò để khám phá mọi ngóc ngách của căn nhà. Ngay sau khi đủ sức, trẻ sẽ tự mình bò đi xung quanh. Tuy nhiên, không phải đứa trẻ nào cũng đều bò theo kiểu đầu gối kế hợp với tay. Một số trẻ thích di chuyển trên mông, trong khi đó, một số đứa bé khác lại thích lăn.

>> Xem thêm: Dạy Con Ngủ Đúng Giờ Với 4 Mẹo Siêu Dễ Ngay Từ Khi Mới Sinh

8. Đi (từ 10 tháng tuổi)

Khi trẻ đa bò vững, chúng lại bắt đầu tìm kiếm những vật để có thể vịn vào với mục đích là để đứng dậy. Để giúp các con được an toàn trong giai đoạn này, bố mẹ cần di dời những đồ vật không chắc chắn hay dễ đổ khi bé đụng vào.

Ngay từ khi trẻ đứng thì những bước đi đầu đời bắt đầu xuất hiện. Một số ter bắt đầu chập chững bước đi sau 10 tháng tuổi. Tuy nhiên, vẫn có một số khác lại muộn hoặc sớm hơn. Trẻ tập đi trong giai đoạn từ 9 – 12 tháng tuổi và có thể tự đi vòng quanh nhà đi được 14 – 15 tháng tuổi.

Hi vọng thông tin từ bài viết trên đã phần nào giúp các bậc phụ huynh hiểu thêm về các cột mốc phát triển của con. Từ đó có thể theo dõi quá trình tăng trưởng của trẻ để có được những biện pháp trong những trường hợp cần thiết.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *