5 Cách Giúp Trẻ Nhút Nhát Tự Tin Hơn Trong Cuộc Sống

Trẻ nhút nhát thường luôn luôn ngại ngùng, thiếu tự tin. Không dám mạnh dạn phát biểu trên lớp, hay nơi đông người. Trẻ có xu hướng chơi một mình, dễ dàng chán nản bỏ cuộc. Và việc học hành cũng vì thế mà có dấu hiệu thụt lùi. Vì vậy gia đình cần sớm định hình tính cách cho trẻ từ nhỏ. Hỗ trợ cho sự phát triển tự nhiên của trẻ. Và cần thường xuyên hơn trong quá trình chăm sóc để động viên khích lệ trẻ tự tin thể hiện bản thân. Bài viết dưới đây sẽ chỉ ra 5 cách giúp trẻ nhút nhát tự tin hơn trong cuộc sống.

Nguyên nhân khiến trẻ nhút nhát thiếu tự tin

Môi trường sống và lối sống là một trong những nguyên nhân khiến trẻ trở nên nhút nhát
Môi trường sống và lối sống là một trong những nguyên nhân khiến trẻ trở nên nhút nhát

Không có một đứa trẻ nào khi vừa sinh ra đã nhút nhát hay thiếu tự tin. Tất cả đều phụ thuộc vào lối sống, môi trường sống của gia đình. Cách giáo dục của cha mẹ, thầy cô và trải nghiệm sống hàng ngày của trẻ. Trong đó ở nhà và ở trường là hai môi trường. Tác động trực tiếp đến sự hình thành tính cách, suy nghĩ của bé và có thể kéo dài đến cả giai đoạn trưởng thành.

Biểu hiện của trẻ nhút nhát

Tâm lý của trẻ nhỏ thường dễ ngại ngùng khi gặp người lớn. Nhưng khi đã quen dần trẻ sẽ nhanh chóng hòa đồng và chơi đùa rất vui vẻ. Ngoài ra trẻ cũng rất hiếu động, tò mò, thích hỏi rất nhiều thứ xung quanh để khám phá những điều mới lạ.

Tuy nhiên với trẻ có tính cách nhút nhát thiếu tự tin, trẻ sẽ có xu hướng ngược lại, luôn ỷ lại và dựa dẫm vào bố mẹ, cũng như không thích hỏi han tìm tòi cái mới quá nhiều.

Trẻ nhút nhát thiếu tự tin thường rất nhạy cảm với mọi thứ xung quanh. Thường biểu lộ sự buồn phiền, ủ rũ và dễ cảm thấy mình là người thất bại. Nên ngày càng có xu hướng xa cách với mọi người. Vậy nên gia đình cần nhận biết sớm các dấu hiệu này của trẻ để có thể giúp đỡ, động viên và định hình lại cho bé. Dưới đây là 5 cách giúp trẻ nhút nhát tự tin hơn trong cuộc sống.

5 Cách giúp trẻ nhút nhát tự tin trong cuộc sống

1. Không tạo áp lực cho trẻ

Trước đây, việc bố mẹ thường quát mắng và trừng phạt khi trẻ tỏ ra thô lỗ hoặc không trả lời khi có ai đó nói chuyện với mình. Nguyên nhân là do bố mẹ cảm thấy xấu hổ. Và bối rối với người khác trước hành vi không ngoan của con. Tuy nhiên, khi bố mẹ hay cô giáo không ép trẻ phải chào hỏi mọi người vào mỗi buổi sáng khi đến trường. Trẻ bắt đầu tự nguyện tìm một câu gì để nói.

2. Luôn sẵn sàng hỗ trợ cho trẻ

Hãy cố gắng dành thời gian ít nhất một vài phút để chơi với con tại nhà trẻ để giúp con cảm thấy an tâm hơn trong mỗi trường mới. Hãy giúp bé biết những gì có thể sắp xảy ra, cũng như thông báo cho bé khi cần chuyển sang các hoạt động khác.

Việc lén ra ngoài thể làm cho bé lo lắng, đặc biết là những bé có tính cách khó gần. Bố mẹ cần tạo thói quen khi tạm biệt như thơm má trẻ, hoặc đặt một đồ vật của mình vào cặp trẻ. Tuy nhỏ những khiến bé cảm thấy an tâm hơn.

3. Không nên bảo vệ trẻ quá mức cần thiết

Giúp trẻ nhút nhát tự tin hơn với các cách hiệu quả
Giúp trẻ nhút nhát tự tin hơn với các cách hiệu quả

Với những trẻ nhút nhát tự ti, trẻ luôn cảm thấy sợ hãi tất cả mọi thứ trừ mẹ. Nên mẹ thường cố gắng tạo cho bé cảm giác an toàn trong vòng tay mẹ. Điều này không nên chút nào, mẹ nên nhẹ nhàng cho bé làm quen với người khác bằng cách để mọi người hỏi han, gần gũi trẻ khi mẹ ở gần đấy, nở nụ cười cà nói những lời trấn an với trẻ.

Những đứa trẻ nhút nhát thường không thích tham gia vào các hoạt động diễn ra nơi đông người. Vì vậy, mẹ sẽ băn khoăn có nên đưa trẻ tham gia những buổi tự tập nơi đông người không. Cách tốt nhất mẹ nên khuyến khích, động viên trẻ tham gia cùng mọi người. Khi trẻ dần lớn lên, mẹ nên thử cách xa trẻ hơn và kích thích trẻ tiếp cận nhiều tình huống mới. Dần dần trẻ sẽ cởi mở và làm quen với môi trường mới.

4. Không nên so sánh làm trẻ xấu hổ

Việc gia đình luôn so sánh trẻ nhút nhát với người khác cũng có thể là một đả kích đến cảm xúc cảu trẻ. Ngay cả một lời nhận xét tưởng chừng như vô hại cũng có thể khiến trẻ cảm thấy mình đã làm sai  điều gì đó.

Vì thế mà trẻ luôn cảm thấy do dự khi đối mặt với những tình huống bất ngờ. Nhưng với sự hỗ trợ từ bố mẹ gia đình, bé sẽ học được cách làm quen với những thay đổi mới và ngày càng tự tin hơn.

5. Chuẩn bị trước mọi chuyên sắp xảy ra

Chuẩn bị là nhiệm vụ cần làm cho tất cả các trẻ nhưng đặc biệt hơn cho những trẻ có tính cách rụt rè, nhút nhát. Ví dụ khi có người mới đến trông trẻ, mẹ hãy mời cô ấy đến nhà sớm. Để cho trẻ làm quen và có thơi gian chơi cùng.

Nếu trẻ ở dộ tuổi chập chững mẹ hãy nói với trẻ về những thay đổi trong cuộc sống hàng ngày. Ví dụ như thay đổi các đồ vật, hay mua thêm đồ về để trong nhà.

Đối với những trẻ từ 18 tháng tuổi trở lên. Những trò chơi mô phỏng là một phương pháp hiệu quả. Để giúp trẻ chuẩn bị cho những thay đổi sắp tới bằng cách sử dụng đồ chơi để diễn ta những sự kiện sắp xảy ra.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *