Trẻ bướng bỉnh không có nghĩa là trẻ hư đốn, khó dạy bảo. Điều quan trọng là cha mẹ cần biết cách dạy dỗ, uốn nắn con hợp lý. Bởi thực tế, đứa trẻ nào cũng sẽ có lúc tỏ ra cố chấp, ngang ngạnh. Đây sự phát triển bình thường của trẻ khi đang trong độ tuổi khám phá và khẳng định bản thân. Vậy cha mẹ cần chú ý gì trong cách dạy trẻ bướng bỉnh, hãy theo dõi ngay bài viết sau đây nhé!

Chọn thời điểm thích hợp để dạy con – Cách dạy trẻ bướng bỉnh
Không phải lúc nào trẻ cũng nghe theo răm rắp những yêu cầu của cha mẹ truyền đạt. Vì vậy, các bậc phụ huynh hãy lựa chọn lúc thích hợp để nói con nghe về những yêu cầu và mong muốn của mình. Nếu bé đang làm dở việc của mình thì đừng nên buộc trẻ ngưng lại, ngắt quãng giữa chừng. Thay vào đó, hãy đợi đến khi bé kết thúc công việc đó rồi nói mẹ nhé!.
Nếu nhất mực khăng khăng bắt bé dừng việc làm lại thì sẽ khiến bé khó chịu, bực tức. Sau đó, làm theo ý cha mẹ một cách miễn cưỡng, không tập trung và sẽ tỏ ra khó chịu, cọc cằn với cha mẹ. Khi đã kết thúc việc mình thích, bé sẽ có tâm lý thoải mái hơn, dễ vâng lời và ngoan ngoãn làm theo yêu cầu của cha mẹ.
Nắm được nhu cầu, mong muốn của bé
Dù con bạn còn rất nhỏ tuổi nhưng không có nghĩa là trẻ không có tâm tư và nguyện vọng riêng. Hãy thử đặt mình vào vị trí của con trong một vài trường hợp. Cha mẹ sẽ thấy ngay bé không thích bị ép buộc nhiều.Trong trường hợp này, để hiểu con hơn, cha mẹ hãy lắng nghe và cảm nhận để hiểu rõ tâm tư của bé.
Sau đó, hãy mạnh dạn cho bé tự do làm theo ý muốn dưới sự kiểm soát của người lớn. Đồng thời, phân tích cho bé thấy nếu biết nghe lời, kết quả công việc sẽ tốt hơn. Đừng bao giờ áp đặt trẻ làm một việc gì mà không có lý do chính đáng.
Kiên quyết nói “không” khi cần thiết – Cách dạy trẻ bướng bỉnh

Đôi khi cha mẹ chiều chuộng con cái quá mức, bé sẽ coi đó là điều đương nhiên. Từ đó dần hình thành suy nghĩ là mình muốn gì được đó. Khi đòi hỏi không được đáp ứng bé sẽ sinh ra mè nheo, dỗi hơn. Thậm chí là nổi đóa, phá phách đồ đạc…
Vậy nên, kiên quyết nói “không” trong một số trường hợp là điều hết sức cần thiết. Cha mẹ không nên từ chối tất cả mọi yêu cầu của con. Tuy nhiên, với những yêu cầu bất hợp lý thì nên nói “không” một cách cương quyết và dứt khoát. Điều này sẽ giúp bé hiểu được rằng không phải bất cứ đòi hỏi nào của mình cũng được chấp nhận. Từ đó, trẻ sẽ học cách thích nghi và bớt vòi vĩnh, ương ngạnh hơn.
Nếu cha mẹ nói “không” mà bé lại lăn ra “ăn vạ” thì lúc này hãy tảng lờ những đòi hỏi của bé. Không thấy xót con mà lại bế lên dỗ dành. Đồng thời điềm tĩnh giải thích ngắn gọn cho bé biết lý do khiến yêu cầu của bé không được đáp ứng. Sau đó bỏ đi chỗ khác, bé có thể khóc to hơn nhưng sẽ nhanh chóng nín thôi.
Cơ chế thưởng – phạt hợp lý
Trẻ nhỏ vốn nhõng nhẽo nhưng cũng chóng quên đi những buồn bực nếu được cha mẹ “ngọt ngào” dỗ dành. Vì vậy, không phải lúc nào cũng dùng hình phạt để con nghe lời. Cha mẹ cũng nên có những hình thức động viên, khen thưởng con cái khi con ngoan ngoãn, có biểu hiện tốt. Khi bé bướng bỉnh, một số hình phạt có thể áp dụng như: không cho đi chơi, không chia quà…hoặc cho trẻ đứng úp mặt vào tường để suy nghĩ về lỗi lầm.
Sau khi bé đã đủ thời gian suy nghĩ, hãy từ tốn nói về lý do trẻ bị phạt. Lúc này, cha mẹ cũng phải kìm nén cơn giận giữ, tránh đánh mắng bé nặng lời. Nhất là trước sự có mặt của người lạ sẽ khiến bé tự ti, xấu hổ hơn.
Ngược lại, khi trẻ ngoan ngoãn, nghe lời, cũng đừng tiếc lời khen con. Nhờ đó, bé sẽ thấy mình thật giỏi, được quan tâm, tôn trọng. Và sẽ làm động lực thúc đẩy mình muốn làm tốt hơn nữa để được khen.
Như vậy, 4 nguyên tắc về cách dạy trẻ bướng bỉnh đã được chia sẻ với bạn đọc. Các mẹ đừng quên theo dõi thêm nhiều bài viết của Cùng Con Khôn Lớn để quá trình nuôi dạy con nhỏ đúng mực và tốt đẹp hơn nhé!
Tin cùng chuyên mục:
Sữa công thức là gì? Liều lượng sữa chuẩn cho bé theo độ tuổi mẹ nên biết
Trẻ bị rối loạn tiêu hóa nên ăn gì và kiêng gì cha mẹ có biết?
Hành Trình Phát Triển Trí Não Của Trẻ Qua Từng Giai Đoạn
Chiều Cao Cân Nặng Tiêu Chuẩn Của Trẻ Từ 0 – 10 Tuổi