4 Loại Trò Chơi Trong Nhà Có Lợi Cho Trẻ

Trò chơi trong nhà giúp trẻ phát triển trí tuệ

Trẻ nhỏ thường rất hiếu động và rất dễ cảm thấy buồn chán. Vậy nên cách tốt nhất là làm cho chúng trở nên bận rộn. Đương nhiên, không phải việc bắt chúng làm việc nặng hay vùi đầu với mớ bài tập suốt ngày. Thay vào đó, cha mẹ hãy dành cho trẻ những khoảng thời gian giải lao bổ ích. Vậy tại sao mẹ lại không tham khảo cho bé những trò chơi trong nhà bổ ích sau đây!

Trò chơi trong nhà giúp trẻ phát triển trí tuệ
Trò chơi trong nhà giúp trẻ phát triển trí tuệ

Bộ trò chơi vận động – Trò chơi trong nhà cho bé

Không chỉ ngoài trời mà ngay chính trong nhà cũng có rất nhiều trò chơi vận động giúp bé phát triển thể lực. Mẹ có thể lựa chọn một vài ý tưởng sau đây:

Nhảy lò cò trong nhà

Để thực hiện trò chơi này, bạn cần viết những con số ra sàn. Tuy nhiên, nếu bạn dùng phấn màu hay bút lông sẽ làm sàn nhà bị bẩn. Vì vậy, các mẹ có thể dùng băng dính màu để thiết kế trò chơi hấp dẫn hơn với trẻ nhé.

In dấu chân từ giày bong bóng

Đồ dùng cần chuẩn bị cho trò chơi này là túi bóng khí chống sốc để bọc kín 2 bàn chân trẻ. Sau đó cho trẻ nhúng chân vào màu dễ tẩy. Và để trẻ đi lên giấy trắng hoặc vải, in nốt dấu chân. Mẹ nên dùng giấy cỡ lớn và yêu cầu trẻ chỉ đi trong vùng đó, tránh bước ra ngoài làm vấy bẩn sàn nhà.

Xây tháp bọt biển – Trò chơi trong nhà cho trẻ

Mẹ có thể cho bé cắt miếng xốp hoặc bọt biển thành những thanh nhỏ dài. Sau đó cho bé xếp hình tạo thành tòa tháp. Trò này sẽ giúp trẻ thư giãn, đồng thời rèn luyện khả năng tư duy.

Cắm trại trong nhà

Không cần phải tới công viên, bãi bồi mà ngay tại nhà mẹ vẫn có thể cùng con cắm trại. Mẹ có thể dùng chiếc chăn mỏng hoặc bìa carton để tạo thành lều mái chảy. Sau đó thắp một ngọn đèn ngủ nhỏ vào trong để trẻ tha hồ chui ra chui vào và nô đùa.

Bộ trò chơi tương tác và giúp trẻ rèn trí tuệ – Trò chơi trong nhà

Nếu những trò vận động có phần bị hạn chế về không gian thì trong nhà lại là nơi giúp trẻ rèn luyện trí tuệ tốt nhất. Mẹ có thể cho bé chơi một vài trò như sau:

Giải khối rubik

trò chơi trong nhà

Chỉ với một khối nhựa nhiều màu đã có thể thu hút sự chú ý của hàng triệu trẻ em trên thế giới. Để giải được một khối rubik, trẻ cần ghi nhớ vị trí các ô màu. Sau đó tìm cách di chuyển sao cho 6 mặt của khối trở về đồng màu nhau.

Lần đầu chơi rubik có thể sẽ khiến trẻ khá lúng túng và gặp nhiều trở ngại. Do đó, cha mẹ có thể giúp con giải quyết từng tầng một cho đến khi trẻ thuần thục hơn. Nếu phụ huynh không biết cách giải rubik thì có thể tìm kiếm rất nhiều video hướng dẫn trên mạng. Từ đó, trẻ sẽ tự quan sát và học theo.

Mỗi người một con đường

Trước khi trò chơi bắt đầu, mỗi trẻ  tham gia sẽ phải đưa ra một nhiệm vụ nhất định cho nhóm trưởng. Ví dụ như hát một bài nào đó, đi đâu đó… Khi cả nhóm trẻ đã nói xong yêu cầu, quy tắc trò chơi sẽ được giải thích. Đó là, chúng nên làm những điều chúng đã nói với nhóm trưởng. Mỗi đứa trẻ sẽ cố gắng chơi khó để nhóm trưởng rơi vào cái bẫy của chính mình. Trò này sẽ dạy chúng cách đối xử với người lãnh đạo một cách nghiêm túc và có trách nhiệm hơn.

Giải đố là một trò chơi trong nhà giúp trẻ rèn luyện trí tuệ

Tất cả những gì trẻ cần là một bộ câu đố và một cây bút chì. Trẻ có thể giải ô chữ hoặc trả lời miệng những câu đố mẹo. Điều này buộc trẻ phải vận dụng khả năng tư duy logic và suy luận. Hay như trò cờ caro sẽ buộc trẻ phải tính toán nước đi của đối phương.

Trò chơi dân gian – Trò chơi trong nhà cho cả cha mẹ và bé

Chắc hẳn ai lớn lên cũng đều từng chơi ít nhất một vài trò chơi dân gian. Vì vậy, đây cũng là cơ hội để cha mẹ gắn kết hơn với con nhỏ. Và con cũng sẽ có một tuổi thơ lành mạnh hơn.

Chim bay cò bay

Trò chơi này rất thích hợp cho các bạn nhỏ học mẫu giáo. Nó vừa giúp vận động vừa luyện phản xạ. Các con sẽ đứng thành một vòng tròn vây quanh người quản trò. Đặc điểm của chim là biết bay, vậy nên khi quản trò hô “Chim bay” thì các con đứng xung quanh phải làm theo bằng cách co một chân và giang tay.

Để đánh lừa, quản trò sẽ hô những câu như “Ghế bay”, “Chổi bay”… Nếu các con bị giật mình mà giơ tay và co chân lên thì sẽ bị thua. Có một số hình phạt cho người thua, ví dụ như nhảy lò cò từ đầu sân đến cuối sân.

Oẳn tù tì – Trò chơi trong nhà

Oẳn tù tì - Trò chơi trong nhà
Oẳn tù tì – Trò chơi trong nhà

Trò chơi này cần có sự tham gia của 2 người trở lên. Tất cả cùng nắm tay thành lại rồi đồng thanh hô “Oẳn tù tì ra cái gì là ra cái này”.

  • Ai ra đấm thì thắng người ra kéo

  • Người ra ra kéo thì thắng người ra lá

  • Ai ra lá thì thắng người ra đấm

  • Những người ra giống nhau thì sẽ hòa

Trò chơi này khá đơn giản nhưng lại giúp trẻ rèn luyện tinh thần phản xạ và sự phán đoán nhanh nhạy. Để tăng tính thú vị, cha mẹ có thể bày cho trẻ những hình phạt hay khen thưởng khi thua – thắng.

Trò chơi đội nhóm – Trò chơi trong nhà

Không chỉ những trò rèn luyện thể chất, trí não cho bản thân, cha mẹ có thể chọn cho trẻ những trò rèn luyện tinh thần đội nhóm. Ví dụ như sau:

Trò chơi trong nhà Cá sấu lên bờ cho bé

Đây là trò chơi giúp các con nâng cao tinh thần tập thể, tăng sự nhanh nhẹn. Mẹ nên cho trẻ chơi ở ngoài trời trong khuôn viên nhà như sân, vườn. Các con có thể rủ các bạn quanh xóm, từ 4 – 8 bạn chơi cùng.

Để bắt đầu chơi, mẹ hãy dùng phấn để vẽ “bờ” lên nền gạch. Các con sẽ oẳn tù tì, ai thua thì phải làm “cá sấu”. Những người thắng sẽ làm dân thường và được đứng trên “bờ”. Dân thường trêu tức cá sấu bằng cách đợi cá sấu đi xa thì thò 1 chân xuống “nước”. Sau đó dân thường vỗ tay hát “cá sấu, cá sấu lên bờ”. Khi nào cá sấu quay lại thì sẽ tóm chân của dân thường. Ai co chân không kịp, để bị tóm sẽ thay làm cá sấu. Nếu đồng thời có 2 người bị tóm thì sẽ oẳn tù tì để chọn người thua làm cá sấu tiếp theo.

Trò chơi truyền nước – Trò chơi trong nhà

Cha mẹ nên cho khoảng 10 bé, chia thành 2 đội. Mỗi đội 5 người sẽ ngồi nối đuôi nhau thành hàng. Bé đầu hàng sẽ dùng một cốc nước giơ qua đầu, bé ngay sau sẽ đưa cốc ra hứng. Bé sau sẽ phải hứng sao cho tránh nước đổ vào đầu và nhận được đẩy nước đến cuối hàng. Sau khi truyền hết nước cho đồng đội thì đội nào có cốc nước đầy hơn sẽ là đội thắng.

Nếu mẹ ngại chuyện nước làm ướt con thì có thể thay thế bằng quả bóng bàn nhỏ. Hoặc bất cứ đồ chơi nào nhỏ, an toàn với trẻ, đựng vừa cốc là được. Chú ý nên cho bé dùng đồ nhựa hoặc silicon, tránh bị thương nhé. Nếu cần chia sẻ hoặc tư vấn, các mẹ hãy để lại bình luận phía dưới để Cùng Con Khôn Lớn hỗ trợ nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *